Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
amano ichigo
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác . Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ("Cây tre Việt Nam”- Thép Mới) Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 20:47

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què! Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng. Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu. Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát

Mặc Chinh Vũ
30 tháng 6 2018 lúc 17:52

Cây tre từ lâu đã là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, nó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự cần cù chịu khó trong lao động và sự kiên cường bất khuất trong khó khăn gian khổ. Cây tre là hình ảnh của con người Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, phẩm chất tốt đẹp của tre cũng chính là phẩm chất con người Việt Nam yêu nước, chí khí của tre là chí khí cách mạng của dân tộc, tâm hồn của tre là tâm hồn của triệu triệu đồng bào… Hình tượng cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới thật đẹp, thật đáng tự hào.

Nhà văn đã giới thiệu cây tre như là hiện thân của người dân Việt. Tác giả đã so sánh cây tre với muôn ngàn cây lá khác nhau: cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Sự so sánh ấy nhằm ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người. Tre bao bọc xóm làng, tre có mặt khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn. Tre được tác giả nhân hóa trở nên gần gũi, yêu thương với con người.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo của mình, tác giả đã cho chúng ta hiểu rõ về họ nhà tre. Cây tre có nhiều loại nhưng chúng có chung một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

Tre gắn bó với làng, bản, xóm, thôn. Tre gắn bó với mái chùa cổ kính. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Các hình ảnh “bóng tre”, “dưới bóng tre” đươc điệp lại đã tạo nên một khung cảnh làng quê tươi đẹp, hữu tình.

Tre giúp ích cho người nông dân trong sản xuất:

"Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm."

Cây tre đã rất gắn bó với người nông dân trong mọi công việc, cối xay tre đã giúp người nông dân xay thóc. Tre đã từng một nắng hai sương với dân cày, tre chia ngọt sẻ bùi với người lao động. tre gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của con người theo dòng thời gian:

"Lạc này gói bánh chưng xanh

Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…"

Trong cuộc sống hàng ngày cây tre đã đem lại hạnh phúc cho con người qua chiếc bánh chưng xanh, cho trẻ thơ qua những que chuyền, que sáo, bầu bạn với tuổi già bằng chiếc điếu cày, giúp tuổi tra khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác.

Cây tre thật có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta, là cánh tay phải của người nông dân, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre là đồng chí chiến đấu trong các cuộc kháng chiến trường kì. Gậy tre, chông tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc từ những buổi đầu. Trong kháng chiến chống Pháp, “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”. Tre được nhân hóa mang chí khí của người nông dân ra trận, cùng người chiến sĩ vệ quốc đang xông vào trận địa. Tre chiến đấu như người chiến sĩ của thời đại, tung hoành ngang dọc để giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình, hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh của tre Việt Nam trong kháng chiến thật tráng lệ, oai hùng.

Trong chiến tranh tre kiên cường bất khuất, trong gian khổ tre cần cù, khi hết giặc ngoại xâm tre duyên dáng giữa làng quê, tre rì rào khúc hát hòa bình. Tre vi vút những bài ca xây dựng, tre hiên ngang đứng trước những cổng chào thắng lợi.

Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. “Tre già măng mọc”, búp măng non còn mãi trên phù hiệu ở ngực áo thiếu nhi Việt Nam. Tre nứa vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi mãi với bao thế hệ: “chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi mát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình”. Bóng mát của tre xanh vẫn trường tồn cùng đất nước. Tiếng sáo diều tre vẫn vi vút giữa đồng quê. Các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao qúy: Cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng lao động và chiến đấu, cùng xây dựng và bảo vệ quê hương. Hình ảnh cây tre Việt Nam là hình ảnh của đất nước và dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người thật đáng trân trọng.

Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt, nó đã được đi vào thơ ca của nhiều nhà văn nhà thơ. Mỗi nhà văn nhà thơ có cách nói khác nhau về cây tre Việt Nam, nhưng chúng đều giống nhau về phẩm chất cao quý. Nhà văn Thép Mới đã cho chúng ta hiểu rõ về loài tre và chúng ta thêm yêu quý và tự hào về loài cây đó.

Mặc Chinh Vũ
30 tháng 6 2018 lúc 17:53

Đối với mỗi con người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng đa quen thuộc với hình ảnh cây đa, bến nước, con đò. Và làng quê Việt Nam chắc hản sẽ không thể mang dấu ấn đặc biệt nếu thiếu đi cây tre Việt Nam.

Tre Việt Nam là một trong những hình ảnh đã tốn không ít giấy mực của không biết bao nhà thơ, họa sĩ. Tre đã gắn liền với người dân Việt Nam ngay từ đầu những ngày đầu dựng nước và giữ nước. Tre cùng người dân cùng nhau chiến đấu, tre cho người dân bóng mát, tre để xây nhà, tre làm dụng cụ để giúp nhân dân ta đánh giặc. Đối với giặc, tre là một vũ khí lợi hại của nhân dân ta, tre làm hàng rào để giặc không thể bước tiếp, tre trở thành những mũi lao, mũi chông để đánh tan quân giặc. Cũng chính bởi vậy mà cây tre đã trở thành người bạn thân thiết và lâu đời nhất đối với người nông dân Việt Nam. Bởi vậy mà trong nhiều bài thơ đã viết:

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Cũng chính từ hai câu thơ này mà những thắc mắc trong tôi cũng từng ngày lớn lên. Không biết tự bao giờ trên dải đất hình chữ S này lại xuất hiện một hình dáng cao vút, lắc lẻo ấy, một thứ cây xanh mướt và luôn đong đưa trước gió. Ngay từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, hình tượng cây tre đã trở nên anh hùng và bất khuất, một hình tượng người quân tử luôn vươn cao trước mọi cuộc chiến đấu.

Tre dù thân gầy guộc, khẳng khiu nhưng không hề yếu mềm, ngược lại, tre biết biết thành kết lũy, để bảo vệ đất nước ta: tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Chính sự đoàn kết một lòng đó đã đan kết lại thành một sức mạnh to lớn, không gì có thể phá vỡ được. Những cây tre trưởng thành làm chỗ dựa vững chắc để các cây tre nhỏ mọc vươn dài. Rồi sau này, những cây tre ấy sẽ dần dần lớn lên để có thể làm điểm tựa cho những cây tre già, để không bị gió, bị bão làm cho vùi dập. Những ngọn măng nhỏ đang đâm những mầm nhọn hoắt, tự tin vươn lên đầy sức sống, để có thể tiếp bước cho những thế hệ đi trước. Cũng giống như những thế hệ trẻ của đất nước ta lại tiếp tục nối bước ông cha ta mà vững bước đi lên. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Tre không chỉ kiên cường trong những năm tháng kháng chiến, tre còn rất mộc mạc, rất giản dị và gắn bó đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Ngay từ khi mới lọt lòng, mỗi đứa trẻ luôn nhận sự dập dìu, đong đưa từ những thanh tre được khéo léo tạo thành những chiếc nôi, dần dần lớn hơn, chúng ta lại dùng tre để làm những trò chơi gắn liền với tuồi thơ: những chiếc diều tự chế, những chiếc đèn lồng chơi trăng,… cho đến khi trưởng thành, tre lại dựng nhà dựng cột,… Cũng bởi vậy mà tre luôn hiện diện trong mọi cuộc sống và sinh hoạt của từng người dân, tre với dân như là những người bạn thân thiết, sống chết có nhau chung thuỷ.
Không chỉ trong những năm tháng dựng nước, tre Việt Nam còn cùng góp công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ oai hùng và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tre hy sinh để bảo vệ con người ta, những bụi tre lớn đã gục xuống để làm chông, làm dụng cụ chiến đấu. Tre lăn xả vào kẻ thù, tre cũng như một người chiến sĩ cứu nước, sẵn sàng lao vào để chống lại lũ giặc đang xâm chiếm đất nước ta. Cùng bởi vậy mà ngay từ xưa, tre đã trở thành vũ khí chiến đấu của Thánh Gióng quét tan quân xâm lược. Sức sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai,vẫn là những cây tre nhũn nhặn ấy. Tre sẽ mãi mãi trường tồn với người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam.Ngày nay, khi đất nước ta đang phát triển, tôi nào đâu kiếm tìm ra những lũy tre ở thành phố. Tre chỉ còn trong tiềm thức của những người con xa quê hương những lũy tre làng vẫn còn mãi và gắn liền với mỗi làng quê Việt Nam. Đi khắp nơi đâu rồi ta cùng trở về với quê hương, với những rạng tre thân yêu mà thấm đượm tình cảm quê hương, mang hồn của sống núi Việt Nam, mang phẩm chất và cốt cách thanh cao của con người Việt Nam.

Mặc Chinh Vũ
30 tháng 6 2018 lúc 17:54

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Mặc Chinh Vũ
30 tháng 6 2018 lúc 17:55

Nhắc tới làng quê Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới hình ảnh của những đống rơm cùng tiếng gà gáy trưa. Và sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc tới hình ảnh của những rặng tre. Đã từ lâu, tre là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người nông dân- những người quanh năm chỉ có thể ở bên lũy tre, coi cây tre như những người bạn của mình. Tre trong cuộc sống của những người nông dân mang rất nhiều ý nghĩa to lớn. Và điều đó đã được thể hiện rất rõ qua tác phầm Tre Việt Nam của tác giả Thép Mới.

Cả bào viết được chia thành bốn đoạn với những ý nghĩa khác nhau nhưng vẫn có tính chất rất hợp lí. Đó chính là tre có mặt khắp mọi nơi trên tổ quốc cùng những phẩm chất giản dị và đáng quý. Tre gắn liền với cuộc sống của những con người trong lao động sản xuất, tre chiến đấu bào về quê hương đất nước và cuối cùng chính là lời khẳng định tre mãi mãi là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong tương lai. Mở đầu cả bài thơ là lời khẳng định: tre là người bạn thân của những người nông dân. Đó là một điều mà không ai trong chúng ta có thể phủ định. Tre là một loài cây rễ chùm, mọc thành từng bụi và cũng rất dễ sống. Chúng thường cs rất nhiều loại nhưng chúng ta thường gặp tre nứa là nhiều nhất. Chúng được trồng khắp nơi ở trong dải đất hình chữ S, từ những vùng miền núi cho tới đồng bằng từ bắc vào nam. Có thể nói, tre chính là loài cây quen thuộc và nhuộm màu xanh cho cả đất nước, Tre như người bạn thân của tất cả những người con của tổ quốc. Do đó, không hề nói quá khi chúng ta nói rằng tre chính là người bạn của những người dân lao động, những người nông dân.

Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng thán gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.

Trong nền văn hóa của đất nước chúng ta vai trò của cây tre đã trở thành một hình tượng lớn mà không thể không nhắc tới. Với hinh ảnh “ vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng,, như ôm ấp cuộc đời của cả dân tộc. Bóng tre đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho làng quê Việt Nam, những bóng tre râm mát như giúp cho con người luôn cảm thấy thân thương, nhờ vậy dù có đi tới bất kì nơi nào thì chỉ cần nhìn hình ảnh của những cây tre sẽ giúp chúng ta cũng giống như đã cảm nhận được âm thanh của làng quê ở trong lòng của mình vậy. Tre cũng như cánh tay của những người nông dân. Có lẽ bởi thế mà hình ảnh của cây tre trong những tác phẩm văn thơ là không thể nào đếm được. Chúng luôn được những nhà thơ, nhà văn nghĩ ngay tới khi viết nên những tuyệt khúc cho cuộc đời. Tác giả thậm chí còn nêu lên những ví dụ về sự gắn bó giữa tre và con người trong suốt cả cuộc đời. Khi chúng ta còn nhỏ, tre chính là chiếc nôi đưa ta vào trong giấc ngủ êm đềm, khi đã lớn, tre chính là nơi tạo bóng mát cho những cặp lương duyên hẹn hò, nên đôi vợ chồng. Tre cũng là nguồn vui của lũ trẻ qua những trò chơi đánh chuyền đánh chắt. Người già thì cùng nhau ngồi tâm tình bên những điếu cày bằng tre.


Có thể nói rằng, tre chính là người bạn thân thiết nhất của mỗi chúng ta. Qua đây, chúng ta cũng đã thấy được những nét tương đồng giữa tre và người dân Việt Nam. Đó đều là nhưng vẻ đẹp toát ra từ sự giản dị và bền bỉ,, nỗ lực, ngay thẳng.

luong nguyen
1 tháng 7 2018 lúc 16:40

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.


Các câu hỏi tương tự
Đức Nhật Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Dang Thuy Dung
Xem chi tiết
Tạ Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
Giang Luu
Xem chi tiết
marian
Xem chi tiết
Pham Thi Thu Huyen
Xem chi tiết
Trang Phan
Xem chi tiết