Truyện này được viết theo lối văn hài hước, châm biếm và thực sự mang nhiều tầng ý nghĩa.
Có thể hiểu việc tác giả khắc họa Đôn Kihôtê như một kẻ gàn dở, hoang tưởng theo các ý sau đây:
- Chế giễu...
- Ca ngợi... . Và đây mới thực sự là điều làm nên giá trị của tác phẩm. Bởi nó ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo.
- Một ý nghĩa khác - cũng hết sức ý nhị sâu sắc - được gửi gắm qua hình tượng Đôn Kihôtê, đó là một triết lý: khi mà con người sống quá ích kỷ, cùng với những thị hiếu tầm thường, chỉ biết bon chen, lo cho bản thân mình, thì những người xả thân vì nghĩa, biết yêu thương, biết đấu tranh vì những điều tốt đẹp - trong mắt người đời sẽ dễ bị cho là gàn dở, tâm thần, hoang tưởng v.v...
Thời đại nào cũng vậy thôi. Ngay trong thời đại ngày nay thì ý nghĩa đó vẫn còn nguyên giá trị.
Hình tượng Đôn Kihôtê cũng mang những ý nghĩa như trên. Đây được coi là hình ảnh tiêu biểu và đáng nhớ nhất của câu truyện. Chàng Đôn Kihôtê đáng thương nhưng cũng đáng yêu vô cùng bởi sự ngây thơ, mù quáng, mà lại rất đáng trân trọng khi quyết tâm xả thân vì nghĩa một cách vô điều kiện và đầy nhiệt huyết. Hiển nhiên là chàng đã bị "thua" một cách ê chề và thảm hại - điều này là chắc chắn, ai cũng biết và thấy trước được (sẽ có nhiều người rủa là "ngu" và "điên" )Nhưng ý nghĩa thật sự mà Cervantes muốn gửi gắm trong đó thì lại chính là sự ca ngợi và trân trọng dành cho tinh thần bảo vệ công lý và chính nghĩa của chàng hiệp sĩ gàn dở xứ Mantra.
đó là sự ảo tưởng điển hình nhất dc khắc họa trong văn học
Hình ảnh "đánh nhau với cối xay gió" đã thể hiện sự ảo tưởng của Đôn ki-hô-tê và sự hèn nhát của Xan-chô pan-xa.Nhưng củng thể hiện sự dũng cảm, chiến đấu vì công lí của Đôn ki-hô-tê và sự sáng suốt của Xan-chô Pan-xa.Bằng phép tương phản đối lập đã bổ trợ tính cách cho cả hai nhân vật