Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Võ Thị Thu

em hiểu gì về câu nói ăn giỗ đi trước lội nước theo sau viết bài văn nha

❤Cô nàng ngốc ❤
3 tháng 5 2018 lúc 18:21

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.

Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.



❤Cô nàng ngốc ❤
3 tháng 5 2018 lúc 18:23
Hưởng thụ và cống hiến là hai vấn đề được mọi người quan tâm nhất trong xã hội hiện nay. Ta cần phải lựa chọn cách sống như thế nào cho đúng? Đó là câu hỏi luôn đặt ra trong đời sống thanh niên chúng ta. Ta phải sông phục vụ cho mọi người hay sống và xử thế như quan niệm của người xưa:

“Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”.

Chúng ta phải giải quyết và chọn cách xử thế ra sao cho phù hợp?

Câu tục ngữ là lời phê phán gián tiếp thái độ của những người khi đi ăn cỗ thì đến trước để được ăn trước. Họ muốn hưởng cái ngon trước người khác. Nhưng khi lội nước, những người đó lại đi sau mọi người để tránh nguy hiểm, đỡ nhọc nhằn. Mặt khác, câu tục ngữ còn mang ý nghĩa phê phán cách xử thế của con người trong cuộc sống. Đó là những người mà khi hưởng quyền lợi thì luôn đến nhanh nhất, trước nhất để giành phần hơn. Nhưng trước một nhiệm vụ khó khăn gian khổ thì họ chính là người tụt lại sau cùng. Câu tục ngữ đã nêu rõ cách xử thế trước hai vấn đề: hưởng thụ và cống hiến.

“ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”rõ ràng là lời phê phán chứ không phải lời răn dạy như những câu tục ngữ khác. Đó là lời mỉa mai, chỉ trích gián tiếp thái độ xử thế của những hạng người khôn ranh trong xã hội: hưởng thụ thì giành phần trước, còn đối với nhiệm vụ khó khăn thì nhụt chí, lùi bước. Lối sống đó cần phải được phê phán mạnh mẽ, vì đó là lối xử thế thể hiện sự khôn ngoan vặt, chỉ chăm lo tranh giành quyền lợi cho bản thân mình. Họ đã lấy cá nhân mình làm điểmxuất phát, không nghĩ gì đến người khác. Đó là những hạng người ích kỉ, tư cách hèn kém, đáng để cho chúng ta chỉ trích, phê phán. Đối với nhiệm vụ, vấn đề phải cống hiến thì họ là những con người hèn yếu. Trước những công việc khó khăn thì trốn tránh trách nhiệm, lùi bước, sự gian nan, sợ nguy hiểm. Họ đúng là loại người thấp kém:

“Ăn thì ăn những miếng ngon làm thì chọn việc cỏn con mà làm”.

Họ đã không biết hòa mình vào tập thể, không thực hiện chủ trương “mình vì mọi người”, đây là những con người chỉ đòi hưởng thụ và không biết cống hiến.

Hiện nay, đất nước ta đang từng bước khắc phục nền kinh tế khó khăn, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất cả mọi người dân phải đồng lòng, đồng sức, đoàn kết lao động để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đặt trường hợp nếu ai cũng giữ thái độ “lội nước theo sau” thì xã hội bao giờ mới tiến bộ, đất nước bao giờ mới vững mạnh, phát triển nền kinh tế và gia đình của mỗi người bao giờ mới ấm no, hạnh phúc? Những ai chọn cách xử thế trên là những kẻ ích kỉ, họ sẽ bị xã hội loại trừ.

Muốn xây dựng thái độ xử thế đúng đắn, bản thân chúng ta phải hiểu rằng mỗi người là một thành viên của tập thể, của xã hội. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm góp sức, góp công xây dựng một xã hội tốt đẹp. Bản thân mỗi người công dân phải hiểu và thực hiện theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Đặc biệt, đối với những người là cán bộ,'đảng viên, đoàn viên, họ phải là những người luôn nêu cao tính tiên phong, gương mẫu phục vụ nhân dân. Là người cán bộ lãnh đạo thì họ phải biết “lo trước thiền liạ, vui sau thiên hạ” chớ không thể nào “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” được.

Tóm lại, hai quan niệm “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” và “lo trước thiển hạ, vui sau thiền hạ” là hai quan niệm đôi lập nhau. Em hoàn toàn không tán thành lối sống ích kỉ trong câu tục ngữ. Chúng ta là người công dân, ta có quyền phê và tự phê, ta có quyền dân chủ. Vậy ta cần phải phê phán thái độ sống ích kỉ cá nhân, vụ lợi và xây dựng, ca ngợi lối sống đẹp, đầy ý nghĩa: sống vì mọi người, vì nhân dân, vì tổ quốc, luôn là người biết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.


Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Anh Ruby
Xem chi tiết
le duc minh vuong
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Châu Anh
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết