Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Hương

Em hãy trình bày ngắn gọn sự hình thành và phát triển của một quốc gia phong kiến Đông Nam Á mà em đã được học.

Sen Phùng
30 tháng 9 2017 lúc 19:16

Các bạn bên dưới đều trả lời chưa đúng trọng tâm của câu hỏi.

Cô muốn gợi ý với các em như sau:

Các em chỉ chọn 1 quốc gia phong kiến Đông Nam Á thôi, ví dụ như Lan Xang (Lào), Đại Việt, hoặc Xiêm,....Sau đó trình bày về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia này như thế nào.

Cuối cùng nếu chúng ta đưa ra được những nhận xét của bản thân thì càng tốt, những nhận xét đó sẽ rất được giáo viên coi trọng.

Chúc các em học tốt!

Phạm Mỹ Dung
30 tháng 9 2017 lúc 16:24

Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...

Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.

Thế kỉ X-XVIII còn là giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v...) và nhất là những sản vật thién nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến v.v...). Đã có một thời lái buôn của nhiều nước trên thế giới đến đây buôn bán, mang sản vật của Đông Nam Á về nước họ, hay đến những nơi khác xa xôi hơn.

Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.

mk nghĩ là zậy
Nguyễn Trần Ngọc Duyên
26 tháng 10 2017 lúc 19:58

Mk viết về nước Cam-pu-chia nhé!

Cam-pu-chia thời cổ - trung đại là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á. Trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành. Họ có nhiều kinh nghiệm sống. Họ đã tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia chữ Phạn. Đến thế kỉ VI, vương quốc người Khơ-me được hình thành hay còn gọi là Chân Lạp. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co. Kinh đô Ăng-co còn có nhiều công trình, kiến trúc đồ sộ và độc đáo nổi tiếng trên thế giới như Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. Sau thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu.

Tick cho mk nhak, mk làm vậy chắc ngắn gọn rồi!

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
29 tháng 10 2017 lúc 6:50

Quốc gia Lào có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lan Xang tồn tại trong bốn thế kỷ, là một vương quốc có diện tích lớn tại Đông Nam Á. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang phân chia thành ba vương quốc riêng biệt: Luang Phrabang, Vientiane và Champasak. Năm 1893, ba vương quốc hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp, tiền thân của quốc gia Lào hiện nay. Lào giành độc lập sau khi Nhật Bản chiếm đóng, song người Pháp sau đó áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến dưới quyền Sisavang Vong. Một cuộc nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, Phong trào Pathet Lào theo chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền

Nguyễn Tiến Dũng
30 tháng 9 2017 lúc 16:23

-Từ thế kỉ X-XVIII là thời kì thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á.

-Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+In-đô-nê-xi-a:vương triều Môn-gô-pa-hít(1213-1527)

+Cam-pu-chia:thời kì Ăng-co(IX-XV)

+Myanma:Pa-gan(XI)

+Thái Lan:Vương quốc Su-khô-thay(XIII)

+Lào:vương triều Lan Xang(XIV-XVII)

+Đại Việt(X),Cham-pa(II)

vũ tiến đạt
4 tháng 11 2017 lúc 21:32

Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng (Mi-an-ma) nguồn sông Mê Công, đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay, tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ xrv.
Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.


ngonhuminh
6 tháng 3 2018 lúc 17:22

ngắn gọn thôi sao dài thế . nhìn ngán rồi đọc xong ù tai còn nhớ nổi nổi không mới là cái cần bàn


Các câu hỏi tương tự
Hồ Thị Trà Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
huỳnh kim kha
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Ngân
Xem chi tiết
Phan Rion
Xem chi tiết
3110 Thuhoa
Xem chi tiết
nuynoasayhiii
Xem chi tiết
Phan Hoàng Linh Ngọc
Xem chi tiết