Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ; rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ và giành thắng lợi.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
- Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.
- Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả dân thường trốn về Trung Quốc.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà TrưngCuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Giành lại độc lập cho dân tộc Khôi phục lại sự nghiệp họ Hùng Trả thù cho chồng Góp phần cống hiến sức mình cho đất nước