Tập làm văn lớp 6

Buồn. Tôi buồn vì ai?

Em hãy tả cây hoa đào ngày tết.

Các bn giúp mik nhé!

Nguyễn Hương Mai
29 tháng 1 2017 lúc 18:06

Bài làm

Mùa xuân về ngập tràn sắc màu của những loài hoa: hoa mai vàng thanh nhã, hoa cúc vàng rực rỡ hay hoa ly kiêu hãnh... Nhưng không thể thiếu màu đỏ thắm tươi của hoa đào, nhất là trong dịp tết.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình lại có một cây đào. Hoa đào được người ta trồng từ rất sớm ở những vườn đào, có khi trước Tết hàng năm. Nhưng nhờ có sự chăm sóc khéo léo của con người mà những nụ hoa nở đúng vào dịp Tết, góp phần tô điểm cho không khí mùa xuân. Nhìn từ xa, có cây to như một người khổng lồ với muôn nghìn cánh tay giang rộng. Cây đào đc những người thợ khéo léo cắt tỉa gọn gàng nên mang những hình dáng rất đẹp, có khi lạ mắt. Có cây đào thân thẳng, vươn lên hình chóp; có cây thân uốn thành những đường cong mềm mại...

Đào được trồng trong một cái chậu cảnh rất to, trang trí nhiều hoa văn nhưng cũng có khi được tròng ngoài vườn hay là những cành nhỏ cắm trong lọ pha lê. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sẫm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím còn đang e ấp. Nụ đào nhỏ nằm trong lá xanh như ngủ đong chưa muốn dậy. Từng ngày trôi qua, khi mùa xuân về, những nụ hoa ấy cũng chui ra khỏi chiếc áo ấm áp khoe sắc thắm, khoe những cành hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xòe rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh đang nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh non. Để thêm phần hấp dẫn, người ta còn trang trí lên mình cây đào những chùm đèn xanh đỏ nhấp nháy hay những quả cầu lộc may mắn.

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sự chú ý. Trong phòng khách không rộng lắm nhưng có cây đào đặt đúng chỗ thì căn phòng sẽ rộng rãi và sáng sủa hơn. Bọn trẻ trong nhà háo hức ngắm nhìn, chạy nhảy xung quanh vẻ thích thú. Hoa đào làm cho không khí ngày Tết rõ rệt hơn, ai cũng cảm nhận thấy. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quý giá của mỗi gia đình.

Như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân của miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ai ai cũng biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu...

Chúc bn học tốt nhé!!!!!!!!!!!!!

Tran Ngoc Hoa
29 tháng 1 2017 lúc 18:20

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Tran Ngoc Hoa
29 tháng 1 2017 lúc 18:21

Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng…Hoa mai mang đến cho mảnh đất Phương Nam một sắc vàng của sự đầm ấm. Hoa ban mang một màu trắng giản dị cho vùng núi cao Tây Bắc. Riêng đối với người dân miền Bắc thì hoa đào là biểu tượng cho cía tết đầm ấm, cho một mùa xuân tràn trề yêu thương và hạnh phúc……

Đào mùa đông cành lá khẳng khiu, thân cây sần sùi, trông không hề có sức sống. Nhưng khi mùa xuân về thì cây đào khác hẳn. Thân cây “mập” lên, cành lá tỏa ra xum xuê. Những chiếc lá bé xíu màu xanh bích nhô lên ở đầu cành như nói:”Xuân về rồi! Xuân về rồi!”. Đào mùa xuân tràn trề nhựa sống, một vẻ đẹp tuy giản dị nhưng cũng rất lộng lẫy, chẳng thế mà người ta bảo: “thấy hoa đâò nở là thấy tết”. Những nụ hoa đào tuy nhỏ xíu nhưng ấp ủ và che chở cho những cánh hoa còn đang e ấp, thẹn thùng. Đến gần ráp ngày tết là những cái nụ dần dần hé nở, các cánh hoa vươn lên, tỏa ra như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cánh nọ xếp lên cánh kia như nương tựa vào nhau để sống, như những người thân không thể tách rời nhau. Nhị hoa màu vàng tươi_một sắc vàng của sự phú quý, giàu sang. Hoa đào đẹp đến vậy là phải cám ơn thân cây mẹ. Ai mà biết được trong cái lốt vỏ sần sùi cũ kĩ ấy lại mang một tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý. Suốt ba mùa đông, thu, hạ, đào chắt chiu từng giọt nắng, từng hạt sương, tùng chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ để ấp ủ cho một sức sống mãnh liệt khi mùa xuân về.
Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của cái tết ở miền bắc. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân trên từng dãy phố, con đường, từng ngõ nhỏ làng quê; xua tan đi cái rét của miền bắc và mang đến niềm vui, may mắn trong một năm mới an khang thịch vượng.
Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói
Đây, hoa đào mỉm cười miệng đón xuân sang.

Nguyễn Thị Thảo
29 tháng 1 2017 lúc 19:05

Trong khoảnh sân bé xíu của nhà ông ngoại em có trồng một cây đào phai rất đẹp. Sau một chuyến công tác lên Sa Pa vào đúng dịp trước Tết Nguyên đán, ông ngoại em đã mang về gốc đào nho nhỏ ấy.

Năm nào cả nhà em cũng ăn Tết với ông bà bên cây đào mang đầy hình ảnh của núi rừng ấy. Dáng cây khẳng khiu, cành lá vươn tự nhiên. Thân cây màu nâu sẫm, lốm đốm những vết sần cằn cỗi. Ông em bảo, phải như vậy, cây đào mới chịu đựng được cái giá rét của mùa đông Sa Pa, để rồi sang Xuân lại đâm chồi, nảy lộc. Lúc ông em mang cây đào về trồng, nó chưa có một bông hoa nào, trơ trọi, có vẻ chịu đựng. Qua mùa đông, đến chừng Rằm tháng Chạp, cây đào bắt đầu ra hoa. Cả nhà em mừng rỡ, vì không ai nghĩ rằng, cây đào mảnh khảnh, trơ trụi ấy lại có thể chống chọi được với những cơn gió mùa Đông Bắc, và nhất là, với mảnh sân ở nơi thành phố bụi bặm này. Những bông hoa của nó thật tuyệt vời. Hiếm có cây đào nào có màu hoa đẹp như nó. Hoa chỉ có năm cánh, nhưng màu cánh như có bàn tay của người họa sĩ tài ba đã pha những sắc màu thật nền nã mà chau chuốt. Ở sát nhụy là một màu của lụa trắng trong veo, nhưng càng về dần đầu cánh, nó lại chuyển sang phơn phớt hồng. Không những thế, cánh hoa còn như được bọc trong 1 lớp xà cừ mỏng tang, óng ánh, để khi có ánh nắng chiếu vào, chúng như đang tỏa sáng.

Sau Tết, ông ngoại em ra tận bãi sông Hồng để mang về mấy tải đất đổ thêm vào hốc đào. Cây đào núi ấy, dưới bàn tay chăm chút của ông em lớn thật nhanh và khỏe. Những lớp xù xì tróc vảy trên thân cây biến mất dần, chúng như được mặc 1 tấm áo mới màu nâu khỏe khoắn. Chẳng mấy chốc, lại đến một cái Tết nữa. Trước Tết khoảng 1 tháng rưỡi, ông ngoại rủ em ra cây đào vặt lá. Ông bảo làm thế, hoa đào sẽ nở vào đúng Tết. Hai ông cháu nâng niu từng cành cây bé nhỏ, ngắt đi những chiếc lá xanh đậm già cỗi, dài và nhọn như những lưỡi dao con các cụ ngày xưa dùng để bổ cau. Quả đúng như lời ông nói, hoa đào nở tưng bừng đúng những ngày giáp Tết. Trên những cành cây nâu bóng là những bông hoa đào phai bung rộng 5 cánh rung rinh nhụy hồng. Cả cành cây chỉ nhìn thấy toàn hoa là hoa, trên mỗi đầu cành mới thấy ló ra vài ba chiếc lá tươi non, mỡ màng đang e ấp chưa dám bung rộng cánh. Khách đến nhà em chúc Tết, ai cũng phải trầm trồ.

Mới đó mà đã 5 cái Tết trôi qua, 5 cái Tết cây đào kiêu hãnh đón Xuân cùng gia đình em. Những năm về sau, nó còn đậu cả quả. Quả đào hình thuôn thuôn, được bọc 1 lớp lông tơ mịn màng, nhưng chúng chỉ to được bằng ngón tay cái thì lại rụng mất. Ông em bảo, vì đây là loại đào chỉ ra hoa thôi, không phải đào ăn quả. Ông còn bảo: “Bây giờ ở Nhật Tân, người dân đã bán hết đất trồng đào đi rồi. Vì thế, có lẽ mai kia, con cháu sẽ chẳng còn được nhìn thấy một cây hoa trường tồn cùng mùa xuân của dân tộc nữa. Nếu có điều kiện, mỗi nhà nên trồng lấy một cây, để giữ gìn loài hoa thân thuộc ấy!”

Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân, của sức trẻ mơn mởn, của những người con gái đẹp. Một mùa xuân nữa lại sắp về! Cả nhà em đang háo hức đón chờ cây đào lại tưng bừng nở hoa, báo hiệu một năm mới hạnh phúc, tốt lành.

Bình Trần Thị
29 tháng 1 2017 lúc 19:09

Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Cánh hoa đào màu hồng rực rỡ làm ấm cúng hơn không khí đón xuân của các gia đình và là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc.

Những năm trước đây vào thập kỷ 80 trở lại, người dân chỉ chơi cành đào cắm vào hai lọ hoa lục bình trên bàn thờ trong ba ngày Tết. Nhưng những năm trở lại đây, người chơi đào Tết có xu hướng chơi hẳn một cây đào thế. Để có cây đào thế đẹp trong 3 ngày Tết, nhiều người không tiếc tiền và bỏ công đi chọn mua. Thế cây uyển chuyển, mềm mại vừa uốn lượn, vừa vươn lên, thế: phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, trực ngôn, hình hài linh vật… Cầu kỳ hơn, có người còn cấy đào vào phôi đá. Người trồng đào phải dày công uốn tỉa vài ba năm trở lên mới mong có một cây đào thế giá trị. Tuỳ không gian trong nhà, ngoài sân mà người mua có thể chọn thế cây cho phù hợp. Không to, cao quá làm lấn át đi không gian xung quanh, cây đào phải nổi bật lên những đường nét đẹp tự nhiên của nó, vừa phải tô điểm rực rỡ cho ngày xuân. Điều tiếp theo khi đã có thế đào đẹp đối với người chơi đào là nụ và lộc. Người sành hoa phải chọn cây đào có nhiều nụ và đặc biệt phải nở trúng 3 ngày Tết một cách rực rỡ; nụ, lộc tươi tắn. Cho dù hoa đào đều là màu hồng (đào bích), phớt hồng (đào phai), song mỗi cây cùng giống đào nếu trồng ở đất không phải ở Nhật Tân thì đào cũng kém sắc.

Thú chơi đào ở miền Bắc giờ đã lan toả đến các miền đất nước, bay sang cả trời Tây. Ngày nay nhờ kỹ thuật lai ghép, người ta đã tạo ra được một số giống đào mới phù hợp với môi trường sống mới, như trồng ở Đà Lạt, cao nguyên Lâm Đồng là một ví dụ, những vườn đào nơi đây có thể sánh đẹp với đào miền Bắc. Tuy nhiên là người tâm huyết với cây cảnh, sinh vật cảnh, đều lo lắng cho số phận cây đào Nhật Tân, rồi đây thú chơi đào tết của người Hà Nội liệu còn có được như xưa?

Sáng
29 tháng 1 2017 lúc 19:46

Trong khoảnh sân bé xíu của nhà ông ngoại em có trồng một cây đào phai rất đẹp. Sau một chuyến công tác lên Sa Pa vào đúng dịp trước Tết Nguyên đán, ông ngoại em đã mang về gốc đào nho nhỏ ấy.

Năm nào cả nhà em cũng ăn Tết với ông bà bên cây đào mang đầy hình ảnh của núi rừng ấy. Dáng cây khẳng khiu, cành lá vươn tự nhiên. Thân cây màu nâu sẫm, lốm đốm những vết sần cằn cỗi. Ông em bảo, phải như vậy, cây đào mới chịu đựng được cái giá rét của mùa đông Sa Pa, để rồi sang Xuân lại đâm chồi, nảy lộc. Lúc ông em mang cây đào về trồng, nó chưa có một bông hoa nào, trơ trọi, có vẻ chịu đựng. Qua mùa đông, đến chừng Rằm tháng Chạp, cây đào bắt đầu ra hoa. Cả nhà em mừng rỡ, vì không ai nghĩ rằng, cây đào mảnh khảnh, trơ trụi ấy lại có thể chống chọi được với những cơn gió mùa Đông Bắc, và nhất là, với mảnh sân ở nơi thành phố bụi bặm này. Những bông hoa của nó thật tuyệt vời. Hiếm có cây đào nào có màu hoa đẹp như nó. Hoa chỉ có năm cánh, nhưng màu cánh như có bàn tay của người họa sĩ tài ba đã pha những sắc màu thật nền nã mà chau chuốt. Ở sát nhuỵ là một màu của lụa trắng trong veo, nhưng càng về dần đầu cánh, nó lại chuyển sang phơn phớt hồng. Không những thế, cánh hoa còn như được bọc trong 1 lớp xà cừ mỏng tang, óng ánh, để khi có ánh nắng chiếu vào, chúng như đang tỏa sáng.

Sau Tết, ông ngoại em ra tận bãi sông Hồng để mang về mấy tải đất đổ thêm vào hốc đào. Cây đào núi ấy, dưới bàn tay chăm chút của ông em lớn thật nhanh và khỏe. Những lớp xù xì tróc vảy trên thân cây biến mất dần, chúng như được mặc 1 tấm áo mới màu nâu khỏe khoắn. Chẳng mấy chốc, lại đến một cái Tết nữa. Trước Tết khoảng 1 tháng rưỡi, ông ngoại rủ em ra cây đào vặt lá. Ông bảo làm thế, hoa đào sẽ nở vào đúng Tết. Hai ông cháu nâng niu từng cành cây bé nhỏ, ngắt đi những chiếc lá xanh đậm già cỗi, dài và nhọn như những lưỡi dao con các cụ ngày xưa dùng để bổ cau. Quả đúng như lời ông nói, hoa đào nở tưng bừng đúng những ngày giáp Tết. Trên những cành cây nâu bóng là những bông hoa đào phai bung rộng 5 cánh rung rinh nhụy hồng. Cả cành cây chỉ nhìn thấy toàn hoa là hoa, trên mỗi đầu cành mới thấy ló ra vài ba chiếc lá tươi non, mỡ màng đang e ấp chưa dám bung rộng cánh. Khách đến nhà em chúc Tết, ai cũng phải trầm trồ.

Mới đó mà đã 5 cái Tết trôi qua, 5 cái Tết cây đào kiêu hãnh đón Xuân cùng gia đình em. Những năm về sau, nó còn đậu cả quả. Quả đào hình thuôn thuôn, được bọc 1 lớp lông tơ mịn màng, nhưng chúng chỉ to được bằng ngón tay cái thì lại rụng mất. Ông em bảo, vì đây là loại đào chỉ ra hoa thôi, không phải đào ăn quả. Ông còn bảo: “Bây giờ ở Nhật Tân, người dân đã bán hết đất trồng đào đi rồi. Vì thế, có lẽ mai kia, con cháu sẽ chẳng còn được nhìn thấy một cây hoa trường tồn cùng mùa xuân của dân tộc nữa. Nếu có điều kiện, mỗi nhà nên trồng lấy một cây, để giữ gìn loài hoa thân thuộc ấy!”

Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân, của sức trẻ mơn mởn, của những người con gái đẹp. Một mùa xuân nữa lại sắp về! Cả nhà em đang háo hức đón chờ cây đào lại tưng bừng nở hoa, báo hiệu một năm mới hạnh phúc, tốt lành.

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 1 2017 lúc 21:34
Có truyền thuyết kể rằng Cách đây 216 năm, sau khi thắng trận, vua Quang Trung có mang cành đào Nhật Tân về tặng Ngọc Hân công chúa để vừa báo tin thắng trận vừa làm vơi nỗi nhớ của người vợ xa quê. Cứ như thế, từ bao đời nay, đào Nhật Tân đã trở thành một nét văn hóa đáng quý của người Hà Nội. Mỗi độ Tết đến xuân về, bố tôi lại chọn một cây đào bích để chơi tết vì thiếu nó tết ấy sẽ kém sắc. Đó là một cây đào thế rất đẹp, đã nhiều năm tuổi. Nhìn từ xa, cây đào khá to, tán xòe rộng ra xung quanh. Cây được đặt trong chậu rất cẩn thận sao cho cân bằng về các phía. Nhìn gần, tôi thấy thân cây to, màu nâu, uốn lượn thế rồng bay. Chắc hẳn người trồng phải là một người có kinh nghiệm lâu năm cùng đôi bàn tay khéo léo và đôi mắt tinh tế thì mới uốn được thế đào đẹp đến vậy. Vỏ cây sần sùi, nứt ra để lộ phần thân non. Cây được chia ra làm ba nhánh lớn. Bố tôi bảo phải chọn như thế là vì số ba là số đẹp nhất tượn trưng cho sự hài hòa, vĩnh cửu và may mắn. Từ ba nhánh ấy chia làm nhiều nhánh con. Trên cây, chi chít những nụ hoa bé xinh như những hạt cườm. Có nụ chỉ bằng đầu ngón tay út, có nụ bằng đầu ngón tay trỏ. Có nụ sắp nở, một phần cánh hoa lộ ra chúm chím, e ấp như môi em bé. Hao đã nở khá nhiều trên cây thắp lên những ngọn đèn hống tươi thắm. Không giống như các loại đào khác, đào Nhật Tân có 12 cánh, dày, chồng khít lên nhau, hoa lại xòe to và lâu tàn có thể chơi đến tận tết Nguyên tiêu. Hương hoa rất nhẹ, chỉ thoang thoảng. Phải là người tinh tế lắm mới cảm nhận được mùi hương tinh vi, diệu kì ấy. Nhưng người bảo rằng hoa đào là loài hoa hữu sắc vô hương chẳng qua là họ không để ý, không sành chơi hoa. Nhụy hoa màu vàng tươi, nổi bật giữa những cánh hoa mịn màng, mềm mại như nhung. Điểm xuyết trên cây là những chiếc lá bé, màu lục đậm. Và như thế là hoàn thiện đúng tiêu chuẩn của một cây đào đẹp vừa có thế, có tán lại vừa có nụ, hoa, có lá. Những chiếc lá ấy chính là những lộc biếc mà trời xuân ban tặng đem lại sức sống niềm tin vào sự may mắn, thịnh vượng. Để làm cho cây đào thêm phần rực rỡ, tôi đã treo rất nhiều phong bao lì xì, câu đối và thiệp màu đỏ lấp lánh ánh vàng. Cây đào được bố tôi đặt trang trọng ở phòng khách gần cầu thang . Vì khi đi lên mọi người đều có thể nhìn ngắm dáng cây, cảm nhận được ngay không khí ngày Tết. Xuân là mùa của trăm hoa đua nở nhưng không gì bằng hoa đào. Đó là loài hoa đẹp nhất và là biểu tượng của mùa xuân đất Bắc. Riêng với người Hà Nội, không gì bằng đào Nhật Tân.
Thảo Phương
30 tháng 1 2017 lúc 10:10

Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Cánh hoa đào màu hồng rực rỡ làm ấm cúng hơn không khí đón xuân của các gia đình và là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc.

Những năm trước đây vào thập kỷ 80 trở lại, người dân chỉ chơi cành đào cắm vào hai lọ hoa lục bình trên bàn thờ trong ba ngày Tết. Nhưng những năm trở lại đây, người chơi đào Tết có xu hướng chơi hẳn một cây đào thế. Để có cây đào thế đẹp trong 3 ngày Tết, nhiều người không tiếc tiền và bỏ công đi chọn mua. Thế cây uyển chuyển, mềm mại vừa uốn lượn, vừa vươn lên, thế: phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, trực ngôn, hình hài linh vật… Cầu kỳ hơn, có người còn cấy đào vào phôi đá. Người trồng đào phải dày công uốn tỉa vài ba năm trở lên mới mong có một cây đào thế giá trị. Tuỳ không gian trong nhà, ngoài sân mà người mua có thể chọn thế cây cho phù hợp. Không to, cao quá làm lấn át đi không gian xung quanh, cây đào phải nổi bật lên những đường nét đẹp tự nhiên của nó, vừa phải tô điểm rực rỡ cho ngày xuân. Điều tiếp theo khi đã có thế đào đẹp đối với người chơi đào là nụ và lộc. Người sành hoa phải chọn cây đào có nhiều nụ và đặc biệt phải nở trúng 3 ngày Tết một cách rực rỡ; nụ, lộc tươi tắn. Cho dù hoa đào đều là màu hồng (đào bích), phớt hồng (đào phai), song mỗi cây cùng giống đào nếu trồng ở đất không phải ở Nhật Tân thì đào cũng kém sắc.

Thú chơi đào ở miền Bắc giờ đã lan toả đến các miền đất nước, bay sang cả trời Tây. Ngày nay nhờ kỹ thuật lai ghép, người ta đã tạo ra được một số giống đào mới phù hợp với môi trường sống mới, như trồng ở Đà Lạt, cao nguyên Lâm Đồng là một ví dụ, những vườn đào nơi đây có thể sánh đẹp với đào miền Bắc. Tuy nhiên là người tâm huyết với cây cảnh, sinh vật cảnh, đều lo lắng cho số phận cây đào Nhật Tân, rồi đây thú chơi đào tết của người Hà Nội liệu còn có được như xưa?




Các câu hỏi tương tự
Lê Điệp
Xem chi tiết
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Lý Như Ý
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Mai
Xem chi tiết
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Thanh thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích
Xem chi tiết
Phạm Ngân Hà
Xem chi tiết