Văn bản ngữ văn 7

Dang Thi Thuy Linh

Em hãy so sánh hình ảnh đêm trăng trong bài Cảnh khuyaRằm tháng giêng

Nguyễn Bảo Trung
11 tháng 8 2017 lúc 19:37

Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’. Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn ﴾nguyệt chính viên﴿. Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

Bình luận (1)
Dang Thi Thuy Linh
11 tháng 8 2017 lúc 19:42

Nguyễn Bảo Trung tự làm hay chép văn mẫu

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 7:26

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.

Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.

Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 7:27

Cảnh khuya (1947)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng bóng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .
Rằm thàng Giêng (1948)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc “ngắm trăng”trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng có điểm khác nhau , do hoàn cảnh sáng tác . Hai bài thơ cảnh khuya và Nguyên tiêu được viết ở chiến khu Việt Bắc , lúc Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến cống Pháp trong tâm trạng tự do , phấn chấn . Còn Vọng nguyệt phản ánh hai thế giới đối cực : phía này là nhà tù đen tối , là hiện thực tàn bạo , còn ngoài kia là vần trăng thơ mộng , là thế giới cái đẹp , bầu trời tự do , là lãng mạn say người , ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nàh tù . Nhưng với cuộc ngắm trăng này , song sắt nhà tù đã trở nên bất lực , vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau . Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc , mạnh mẽ , một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ , vừa cho thấy sức mạnh to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó lại là một tinh thần thép , mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại , phong thái ung dung , vượt hẳn lên sự đè nặng tàn bạo của tù ngục .
chúc em học tập tốt nhe

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
12 tháng 8 2017 lúc 9:23

Bài Rằm tháng giêng

Hai câu đầu

-Bài thơ mở ra với không gian bao la của đêm trăng Rằm Tháng Giêng:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"

-Ánh sáng chan hòa của vầng trăng khiến cả đất trời sông nước như hòa vào nhau. "Nguyệt chính viên" là lúc trăng

tròn nhất, sáng nhất, bởi thế, nó tỏa sáng khắp không gian sông nước mêng mông.

-Điệp từ "xuân" được sử dụng 3 lần liên tiếp để nhấn mạnh cảnh vật thiên nhiên trong sự giao hòa của ánh trăng

đêm rằm.

-Câu thơ thứ hai mở ra 3 tầng không gian: sông - nước - trời. Khắp vũ trụ trỗi dậy sức sống của mùa xuân.

Hai câu cuối

-Hai câu thơ cuối ta thấy xuất hiện hoạt động của con người giữa không gian tuyệt đẹp của sông nước vào đêm

trăng rằm:

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

-Trong không gian mờ ảo mịt mù khói sáng, những nhà cách mạng đang bàn việc quân. Ta thấy được những gian

lao của người chiến sĩ cách mạng không quản ngại đêm tối, sớm muộn vì đất nước.

-Câu thơ kết là hình ảnh con thuyền trở đầy trăng lướt nhẹ trên sông nước của núi rừng Việt Bắc càng tô đậm

phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài Cảnh khuya

a) Hai câu đầu:

- Bài thơ mở ra bằng bức tranh đêm trăng tươi đẹp và âm thanh dịu ngọt của tiếng suối

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

- Tiếng suối đc ví như tiếng hát trong trẻo, êm đẹp, dịu ngọt của con người, làm cho tiếng suối trở nên có tâm hồn và gần gũi, ấm áp.

- Nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", dùng âm thanh (tiếng suối) để khắc họa sự yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya.

- Cảnh khuya còn được gợi tả bằng sắc màu thơ mộng của bức tranh sơn mài nhiều tầng, nhiều lớp. Trên cao có ánh trăng sáng lung linh huyền ảo đang soi chiếu xuống vòm cây cổ thụ. Bóng trăng hòa với bóng hoa tạo thành những đốm sáng lung linh. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên với 2 mảng màu đen trắng tuyệt đẹp.

- Điệp từ "lồng": xóa nhòa khoảng cách giữa các sự vật, tạo nên vẻ đẹp giao hòa của thiên nhiên. Cảnh vật thật thơ mộng, huyền ảo.

b) Hai câu sau:

- Hai câu sau thể hiện tâm trạng và chiều sâu tâm hồn của Bác:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Phép so sánh ở câu 3 "Cảnh khuya như vẽ" thể hiện sự rung động và niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên của người nghệ sĩ. Con người mở lòng đón nhận và mê mẩn trước vẻ đẹp đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

- Điệp ngữ "Chưa ngủ" ở cuối câu 3 và đầu câu 4 như 1 bản lề mở ra hai phía tâm trạng của Bác. Bác không chỉ có âm hồn thi sĩ mà còn mang phẩm chất của người chiến sĩ. Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện vào tinh thần chiến sĩ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
yeu nguoi
26 tháng 11 2020 lúc 21:09

Hồ Chí Minh – người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, kiệt xuấ và tài ba mà trong đời sống văn học nghệ thuật Người còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiếu biểu của nền văn học Việt Nam. Hai bài thơ tiêu biểu về cảnh thiên nhiên đặc biệt là về Trăng của Bác Hồ là bài “Cảnh khuya” và bài “Rằm tháng Giêng”. Đây là hai bài thơ được Bác sáng tác trong khoảng thờ gian làm việc tại Pắc Pó – Cao Bằng.

Cùng là cảm hứng về ánh trăng nhưng trong mỗi bài thơ, Hồ Chí Minh lại có những cách miêu tả, cảm nhận cánh trăng theo những sắc thái khác nhau, tạo nên những nét độc đáo riêng biệt của cả hai bài thơ. Câu thơ mở đầu bài “Cảnh khuya” đã mở ra khung cảnh thiên nhiên sinh động:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

auto draft 4 - Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Bác ví tiếng suối như “tiếng hát xa”, âm thanh tiếng nước chảy và vào đá đã khiến cho thi sĩ liên tưởng đến tiếng hát vang vọng, thoáng đưa trong gió. Phải là một không gian đêm tĩnh mịch, và người nghe phải lắng đọng tâm mình như thế nào mới có thể cảm nhận được tiếng suối đó. Tiếng suối du dương và gợi cảm, tác động mạnh đến tâm hồn người thi sĩ. Ngồi trong đêm, nhà thơ đã cảm nhận cảnh khuya bằng thị giác đầy tinh tế, ánh trăng được đặt trong mối quan hệ giữa cây cổ thụ và hoa. Ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ in trên mặt đất những mảng sáng tối, rồi bóng cây lại lồng vào những bông hoa tạo nên sự hòa hợp đến lạ kì. Từ ba hình ảnh ngỡ như chẳng hề có mối quan hệ nào, tác giả đã dùng sự tinh tế trong cảm nhận của mình để tạo nên một cách nhìn mới về ash trăng. Ánh trăng trong bài thơ “Rằm tháng Giêng” lại là ánh trăng đêm rằm của mùa xuân, mang nét thơ mộng, gợi cảm của tiết trời xuân.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Không gian và bầu trời đêm xuân bao la, bát ngát, “lồng lộng”, ánh trăng dường như được sáng hơn và đẹp hơn, bao phủ lên mọi cảnh vật và làm cho cảnh vật tràn đầy sự hấp dẫn, quyến rũ. Hình ảnh “sông xuân” cho thấy điểm nhìn của Bác trên một dòng sông, ánh trăng chiếu xuống dòng sông “lẫn” vào nhau lóng lánh mặt sông lại là một sự hòa hợp, pha trộn. Chỉ trong câu thơ trên tác giả đã dùng tới ba từ “xuân” làm cho không khí xuân, sắc xuân tràn đầy ý thơ. Bài thơ “Cảnh khuya” là sự hòa hợp của trăng, bóng và hoa thì ơ bài “Rằm tháng Giêng” lại có sự hòa hợp của trăng, nước và bầu trời. Một bên là miêu tả ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là miêu tả vẻ đẹp trời nước dưới ánh trăng rằm tháng Giêng.

Có thể thấy, Hồ Chí Minh có rất nhiều sác tác về vầng trăng, ánh trăng, tuy nhiên không hề có sự trùng lặp trong bất cứ bài thơ nào. Mỗi bài tạo ra cho người đọc những cảm nhận và ấn tượng khác nhau. Đây chính là sự đa dạng và tinh tế trong cảm nhận cũng như sự sáng tạo không ngừng của Bác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Thúy An
Xem chi tiết
chicothelaminh
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Thanh An
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Hưng
Xem chi tiết
Kelly Lee
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Minhnguyet
Xem chi tiết
Cá Mắc Cạn
Xem chi tiết