Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm ngọc bắc

Em hãy phát biểu cảm nghĩ về phong trào ủng hộ người nghèo.

help

Đạt Trần
4 tháng 2 2018 lúc 20:05

Là một trong không nhiều loại quỹ mang quy mô toàn quốc trong lịch sử đất nước, quỹ "Vì người nghèo" do mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc - đứng ra phát động. Chính điều này đã thể hiện tầm quan trọng của phong trào này.

Vì sao phải có quỹ "vì người nghèo"? Vì đất nước ta còn nhiều gia đình khó khăn, có thể không phải vì không có đủ cơm ăn, áo mặc. Hôm nay, khi kinh tế đất nước đã có những phát triển đáng kể, bên cạnh những tòa nhà cao tầng, bên cạnh những tiện nghi đầy đủ... vẫn còn đó những ngôi nhà lụp xụp, những tấm áo vá, những bữa cơm đạm bạc, những đứa trẻ phải nghỉ học để lo kiếm sống... Con đường dẫn đến cái nghèo có muôn nghìn lối, nhắc đến chúng không ai tránh khỏi cảm thương, ngậm ngùi. Đất nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng khó khăn cũng nhiều. Trong khi phần lớn người dân còn làm nông nghiệp bám vào đất, dựa vào sự thuận hòa của nắng mưa để kiếm kế sinh nhai thì mỗi năm trời lại giận dỗi, bão lũ đến vài ba lần: Chanchu, Sanshi... hay hạn hán vài ba trận ở: Thái Nguyên, Tây Nguyên... Một đầm cá giá trị vài chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ biến một ông chủ thành con nợ. Ngô lúa, khoai màu đang đến mùa, đến vụ, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh... là đủ để biến nhiều gia đình vào cảnh trắng tay. Thậm chí những cơn bão lũ còn cướp đi những con người, những mái nhà của cả một vùng... Di chứng chiến tranh còn lại sau gần nửa thế kỉ cũng đã là nỗi nhức nhối, nỗi đau âm ỉ trong lòng Tổ quốc. Có những gia đình từ cha đến cháu đều nhiễm chất độc màu da cam, để gánh nặng gia đình dồn một mình lên vai người phụ nữ... Tự nhiên sinh ra một con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt xô đẩy của hoàn cảnh khi đã phân hóa, tạo ra những cảnh giàu - nghèo. Khoảng cách ấy, những con người Việt Nam chân chính ai cũng muốn lấp đầy, rút ngắn.

Thực tế, cứ vào những ngày cuối năm dù không khí cả nước tưng bừng những niềm vui đón xuân về, Tết đến nhưng vẫn không quên dành một khoảng lặng để cùng nhau đồng cảm, chia sẻ với người nghèo.

Hội trường chật ních người, ai cũng muốn len vào để góp phần mình thậm chí chấp nhận đứng bên ngoài để đóng góp. Sóng truyền hình trực tiếp phá đi những hình ảnh của buổi dựng quỹ. Số tài khoản của quỹ liên tục nhận được đóng góp của những cá nhân, tập thể từ những em bé đang học mẫu giáo đến những cụ già đã về hưu, từ những người dân trong nước đến những Việt kiều xa quê hương... Cả nước hòa mình trong không khí thiêng liêng của tình người.

Quỹ "Vì người nghèo" đã động viên giúp đỡ những người nghèo rất nhiều. Hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực... có lúc tưởng như tất cả đã quay lại với gia đình mình, cuộc đời mình, nhất là thời điểm cuối năm, sự nhộn nhịp của đời sống xung quanh rất dễ làm nảy sinh những nỗi hờn tủi, ngậm ngùi. Nhưng chính lúc ấy, không khí như ngừng lại, người nghèo nhận được sự quan tâm chia sẽ của đồng bào trong và ngoài nước. Khi ấy, dù ít dù nhiều món quà từ sâu thẳm trái tim của những người cùng chung một nước làm trái tim người nghèo ấm áp hơn, động viên họ trong lúc buồn khổ bởi sự quay lưng của số phận. Đó thực là món quà vô giá.

Giá trị vật chất có thể nhỏ thôi nhưng nó cũng có một ý nghĩa nhất định. Món quà Tết giúp bữa tất niên đầy đủ hơn, giúp bàn thờ gia tiên thêm ấm cúng. Một mái nhà tình nghĩa, một số vốn để xây dựng kinh tế... Biết đâu đó sẽ là khởi đầu để người thoát nghèo?

Phong trào ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" là một phong trào đầy nhân văn, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của dân tộc.

Từ xưa, cha ông ta nhắc nhở nhau "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng", "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều"... Chia sẻ là một yêu cầu đối với một cộng đồng muốn phát triển. Và chia sẻ đã thực sự là một nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Chia sẻ thường trực trong nếp sống của người Việt Nam từ bao đời nay "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau", "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Quỹ "Vì người nghèo" tiếp tục phát huy truyền thống ấy đồng thời nâng tầm để chia sẻ thực sự được phát động đồng thời rộng rãi trong cả nước nhằm một mục đích vô cùng tốt đẹp và nhân văn.

Phong trào ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" mang thông điệp yêu thương là nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo. Từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Phong trào cũng là một hoạt động thiết thực giáo dục truyền thống đạo đức dân tộc cho thế hệ trẻ. Nhắc nhở họ giữ gìn và phát triển truyền thống ấy.

Trên cơ sở thu hút đông đảo các tầng lớp, đối tượng nhân dân tham gia vào một hoạt động nhân đạo, từ thiện. Phong trào ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" một mặt cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mặt khác khẳng định sự vững chắc của khối đoàn kết bền vững ấy.

nguyễn thị thảo ngân
4 tháng 2 2018 lúc 20:15

a. Mở bài
– Tường thân tương ái là truyền thống của dân tộc.
– Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.
– Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
b. Thân bài
– Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào:
+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật…và từ
đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.
+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn.
+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống
và làm việc tại Việt Nam.
– Những suy nghĩ của cá nhân về phong trào:
+ Phong trào mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Người trong một
nước thì thương nhau cùng”.
+ Vai trò tác dụng của phong trào (chia sẻ động viên tinh thần người nghèo, hỗ trợ một phần về vật chất;
khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc)
+ Cảm nghĩ và liên hệ với bản thân (xúc động, tự hào trước truyền thống của dân tộc; mong muốn hành
động để góp phần nhỏ bé giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn; hoặc nêu những việc đã làm, nếu có).
c. Kết bài
– Khẳng định sự cần thiết của phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.

( BN DUA VAO DAN BAI NAY DE LAM NHAPhạm ngọc bắc)


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Koten
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
huy bình
Xem chi tiết
Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Rubill-yy Thảo
Xem chi tiết
FLDZ9
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
Xem chi tiết