Tầm quan trọng của những ai trong gia đình hả bạn
Hay tất cả luôn
Trong tiến trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, GĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Mỗi con người từ khi mới là phôi thai trong bụng mẹ, rồi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn liền với GĐ. Trong cuộc sống mỗi người rất khác nhau, giàu nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp..., nhưng tất cả đều gắn liền với GĐ. Từ xa xưa, cha ông ta đã có “Đạo minh gia huấn” để giáo dục nhân cách sống cho mỗi cá nhân trong từng GĐ, cùng với những luật lệ nghiêm khắc đối với những hành vi sai trái của mỗi con người trước GĐ, dòng họ và xã hội. GĐ chính là chỗ dựa vững chắc bảo vệ cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên của GĐ trước mọi phong ba trong cuộc sống. GĐ là nơi tổ ấm của mỗi người, là nơi con người được sinh ra và lớn lên, gửi gắm tình cảm, đón nhận tình cảm và sự yêu thương suốt cả cuộc đời. GĐ là trường học đặc biệt đầu tiên của mỗi người, tại trường học đầu tiên và đặc biệt này, người cha, người mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như phát triển về thể lực, trí lực của con cái.
Trong GĐ, ông bà, cha mẹ, anh chị, cô dì, chú bác là những tấm gương sáng để các thế hệ nối tiếp noi theo. Việc giáo dục và hình thành nhân cách cho mỗi con người trong GĐ có tính chất đặt nền móng, mang tính truyền thống gia phong, thực hiện những bước đi đầu tiên. GĐ là trung tâm xuất phát điểm của giáo dục con người, là cơ sở của những nền tảng giáo dục con người, GĐ có vai trò đặc biệt trong việc xã hội hóa giáo dục con người. Như vậy, tầm quan trọng của GĐ trong việc hình thành nhân cách con người mang đậm nét đặc trưng của con người Việt Nam đối với thực tế xã hội trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hội nhập quốc tế nhằm xây dựng và củng cố thiết chế GĐ Việt Nam là việc làm cấp bách hết sức cần thiết.
Từ những lý do trên, các cơ quan chức năng và toàn thể xã hội hãy cùng chung tay, thường xuyên tuyên truyền, vận động và có những giải pháp hữu hiệu kết hợp cùng GĐ ngăn chặn để các tệ nạn xã hội không có cơ hội thâm nhập vào con em mình, vào GĐ mình, dòng họ mình. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực tích cực như: tuyên truyền, học tập, nâng cao kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là trang bị kiến thức về cách phòng, chống các loại tệ nạn xã hội cho mọi thành viên trong xã hội. Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc GĐ trên nền móng vững chắc là mọi thành viên trong GĐ luôn quan tâm chăm sóc lẫn nhau, dành mọi tình cảm yêu thương cho nhau trong GĐ, phần ưu tiên dành cho con trẻ, điều đặc biệt là phải giáo dục con cái bằng tình yêu thương của cha mẹ nhưng không nuông chiều con cái thái quá, không nên mắng chửi, sỉ nhục hoặc đánh đập con cái, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái, gần gũi, tâm tình, chia sẻ cởi mở cùng con cái như những người bạn, định hướng giúp đỡ con cái tháo giỡ những khó khăn, vướng mắc, tránh vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống. Cha mẹ luôn quan tâm tới các mối quan hệ của con cái, chỉ dẫn giúp con cái phân biệt những điều đúng, sai, xấu, tốt.Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, hơn bao giờ hết vai trò giáo dục con cái trong mỗi GĐ càng phải được chú trọng, nhưng không ít khó khăn, phức tạp. Đạo đức xã hội đang bị xuống cấp và ngày càng có nhiều cặp vợ chồng ly hôn, mối liên kết GĐ tan vỡ, đẩy con cái lâm vào cảnh bế tắc về tinh thần cũng như mọi mặt trong cuộc sống. Mặt khác, các bậc cha mẹ bị cuốn hút nhiều vào công việc làm ăn, ít có thời gian dành cho con cái và GĐ, nhiều GĐ phó mặc con em mình cho nhà trường và xã hội, làm cho trẻ em bị thiếu thốn, bị hụt hẫng về tình cảm cũng như mọi mặt của cuộc sống, dễ bị bạn bè và các phần tử xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường xấu như: trốn học, tụ tập, cờ bạc, trộm cắp, tiêm chích ma tuý...
Trong trường hợp không may cho những GĐ có trẻ em hư, GĐ phải có thái độ mềm mỏng, dịu dàng nhưng kiên quyết, cha mẹ dùng tình yêu thương của mình để khuyên ngăn con cái, tìm mọi giải pháp giúp cho con cái đoạn tuyệt với những sai lầm mà con cái đã mắc phải, trong trường hợp này cha mẹ phải thật sự là tấm gương cho con cái noi theo và là chỗ dựa vững chắc nhất về mọi mặt để con cái vượt qua chính mình trở thành người tốt, tự tin hòa nhập trở lại với GĐ, dòng họ và cộng đồng. Giúp cho con cái làm quen, thực hiện các chuẩn mực trong GĐ và ngoài xã hội, điều chỉnh nhận thức để có khả năng giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ xã hội. Việc GĐ giáo dục con cái và các thành viên trong GĐ thông qua các mối quan hệ đặc biệt giữa vai trò của những thành viên trong GĐ. Đó là quan hệ ruột thịt giữa mẹ và con, quan hệ huyết thống giữa cha và con, tình cảm của anh chị em ruột, của bố mẹ, của ông bà. Quá trình xã hội hóa con cái và các cá nhân bắt đầu từ khi mỗi thành viên có sự xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong mối quan hệ ấy. GĐ thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và mối liên hệ thường xuyên, bền bỉ, khéo léo truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu mực, hành vi xã hội để ứng xử trong GĐ và ngoài xã hội. Qua mối quan hệ đặc biệt, thái độ, tình cảm tâm lý GĐ từng bước uốn nắn những lệch lạc hành vi, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở từng cá nhân.
GĐ còn là nơi lưu gữi, bảo tồn, truyền dạy, phát huy tốt nhất cho các thành viên trong GĐ những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như tiếp nhận những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên những giá trị văn hoá tốt đẹp, vừa truyền thống vừa hiện đại. Từ đó, góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và chuẩn mực vừa truyền thống, góp phần gữi gìn bản sắc văn hoá GĐ truyền thống của dân tộc, vừa hiện đại góp phần đưa GĐ truyền thống Việt Nam hòa nhập vào xu thế hiện đại, nhưng vẫn phải giữ được sắc thái riêng không bị trộn lẫn vào cái chung và kế thừa, tiếp thu có chọn lọc. Cần phải củng cố thiết chế GĐ, xây dựng mạng lưới liên kết giữa GĐ - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho mỗi thành viên trong xã hội. Để có thể xây dựng, củng cố GĐ mãi mãi là pháo đài vững chắc không còn riêng của mỗi GĐ mà là việc cấp bách, cần thiết của các cơ quan chức năng, các cấp, ngành và toàn xã hội.