Ôn tập âm nhạc 6

Thanh Thùy Nguyễn

Em hãy nêu nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ?

Kiều Trang
12 tháng 11 2019 lúc 15:05

Đây bạn: Thuở nhỏ học trường Collège Cần Thơ (cũ), được thầy giáo coi là “thần đồng” âm nhạc trong tương lai. Ông là bậc thầy sử dụng thành công nhất thể loại hành khúc ở Việt Nam - một thể loại du nhập từ nhạc phương Tây, một thời thức tỉnh thanh niên tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ca ngợi Hồ Chủ tịch (lời Nguyễn Đình Thi), Tình Bác sáng đời ta, Lên đàng, Xếp bút nghiên, Tiếng gọi thanh niên, Tuổi 20, Xuống đường, Giải phóng miền Nam, Hành khúc giải phóng, Tiến về Sài Gòn, Bài ca Giải phóng quân, Vui liên hoan… từng thôi thúc, động viên thanh thiếu niên Việt Nam “lên đàng”.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia trong phong trào học sinh yêu nước. 15 tuổi ông viết ca khúc đầu tay Giang sơn gấm vóc mang đậm tính dân tộc và “hào khí Đông A”. 18 tuổi, ông viết Bài hát Câu lạc bộ học sinh (Lời bằng tiếng Pháp của Mai Văn Bộ- vì lúc bấy giờ học sinh phải hát bằng tiếng Pháp). Bài hát dành riêng cho thanh thiếu niên của Câu lạc bộ học sinh- một tổ chức học sinh yêu nước lúc bấy giờ. Bạch Đằng giang viết năm 1940, ca khúc nổi tiếng mở đầu cho hàng loạt bài hát yêu nước và cách mạng sau này của ông.

Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong và Phong trào Việt Minh ở Sài Gòn. Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông là một trong những nhạc sĩ cách mạng dành trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh việc sáng tác hàng loạt bài hát cách mạng, ông còn là một nhà lý luận âm nhạc, Giáo sư- Viện sĩ Viện Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin- Tuyên truyền và Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông đã vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác…

Ông mất ngày 8-6-1989. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt Nam. Hiện nay, có những chương trình ca nhạc truyền thống Lưu Hữu Phước, Thị trấn Ô Môn- quê hương ông, Trường THPT Ô Môn mang tên Trường THPT Lưu Hữu Phước … Đặc biệt, tại TP Cần Thơ có công viên mang tên Lưu Hữu Phước
.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khuyên Phạm Thị
18 tháng 12 2019 lúc 10:05

- Sinh ngày 12-9-1921 tại Cần Thơ. - Bài hát: Tiếng gọi Thanh niên, Lên đàng, Khải hoàn ca,... - Mất : 12-6-1989. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bước đi của lịch sử Việt Nam. - Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. - Bài hát Lên đàng ra dời 1944, hào hùng, mạnh mẽ, kêu gọi giải phóng dân tộc.

————- CHÚC BẠN HỌC TỐT ————

haha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Xem chi tiết
Trà chanh Chém gió
Xem chi tiết
Aquarius Blue
Xem chi tiết
Tran Tri Hoan
Xem chi tiết
Ngân Nikki
Xem chi tiết
Phương Giang Trần
Xem chi tiết
Hoàng Dũng Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Dũng Phạm
Xem chi tiết