Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Satoshi

Em hãy miêu tả về một công trình kiến trúc hoặc kể một câu chuyện mà em thích nhất về các nước Đông Nam Á thời phong kiến. Help me!

+ Cánh đồng chum, Thạt Luổng, Ăng-co vát, thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chăm

NGỌC CẨM
14 tháng 10 2018 lúc 20:53

Miêu tả tháp THẠT LUỔNG

Nằm ở phía Đông của thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, nó mang một kiến trúc riêng khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết... và là biểu tượng của quốc gia Lào.

“Tháp ngọc trên thế giới”

Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, sau khi nhà vua dời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn. Thạt được đặt tên là “Cheđiloka Chulamạni” có nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Phrạ Thạt Luổng để mô tả sự vĩ đại, to lớn của ngôi tháp. Thạt Luổng vốn được xây trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía Tây, Đông) và 68m (từ phía Bắc Nam), cả 4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như thạt trung tâm. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu, được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở tung ra bốn phía. Toàn bộ khối trung tâm được phủ một màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một dáng vẻ uy nghi, gợi cảm, và thanh nhã với hình dáng vút cao như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng. Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Nó là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru (theo truyền thuyết của Bà-la-môn giáo Ấn Độ, Mêru là dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các thần linh) cùng với cấu trúc ba phần - biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Không chỉ cấu trúc ba phần mà ngay cả khối thân hình bán cầu của Thạt Luổng phần nào gợi lại hình dáng tháp Sanchi (thế kỷ III trước Công nguyên) của Ấn Độ. Ngoài ra, những hình dáng vút cao như mũi tên của Thạt Luổng lại phảng phất bóng dáng của tháp Thái Lan thời Ayutthaya (thế kỷ XV-XVIII). Thế nhưng, thật kỳ lạ, chính những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đó cùng với văn hóa bản địa kết hợp lại ở Thạt Luổng đã tạo ra một kiểu kiến trúc tháp độc đáo mang bản sắc Lào và rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất về bố cục, sắp xếp đúng chỗ các tháp nhỏ, các đồ hình mang tính hình học chuẩn xác, rõ ràng cũng như sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, đường nét và cách xử lý màu sắc tương phảng... sự hòa quyện đó tạo nên những biến tấu, những nét riêng, góp phần làm cho Thạt Luổng có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng hơn nhiều so với nguyên mẫu mà nó sao chép.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Tiên Trần
Xem chi tiết
korea thang
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Trang Noo
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết