Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đúng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.
Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi. Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo.
Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi. Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn.
Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp.
Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi.
Năm tôi học lớp 8, một năm đầy sóng gió, lớp chúng tôi có thêm nhiều bạn mới. Đứa thì từ Cà Mau, nhỏ thì từ Phan Thiết… Ôi thôi, đủ mọi miền Tổ quốc. Riêng có một tên bí ẩn lúc nào cũng lừ đừ không bao giờ nói chuyện với tôi lần nào…
ôi ngồi bên phải của dãy bàn trái, còn nó ngồi bên trái của dãy bàn phải, hai đứa chí cách nhau có một “cái mông” nên việc “đụng nhau” là điều không tránh khỏi. Từ hồi nó chuyển về đây, tôi luôn liếc nhìn nó, một cách rất ư là nghiêm trọng, nhưng chẳng lần nào nó đáp trả tôi bằng con mắt thân thiện. Có lần, nó nhìn ngược lại, trợn mắt nhìn như có vẻ khiêu khích tôi, có lần nó đáp lại bằng ánh mắt phờ phạc như sắp chết đến nơi, có bữa nó nhìn tôi như con rô – bốt hết pin… Nói chung, nó toàn nhìn ngược lại tôi mà không hề hé miệng, lần nào cũng khiến tôi sợ hết hồn…
Không dụ nó nói được, đâm ra tôi… ghét. Mà công nhận nó thấy ghét thật. Nó lùn tịt, còn mập nữa vậy mà được xóm “bà tám” khen là người mẫu mới ác chứ! Còn nữa, chân tay nó bẩn thỉu, da đen sì, tóc tai ngắn tủn tỉn trông như dân châu Phi. Tôi ít khi lại gần nó. À, mà nó tên gì nhỉ? Khổ thật, đến cái tên cũng thấy ghét. Tôi vắt óc, đăm chiêu suy nghĩ, nhìn lên trần nhà. À, phải rồi, nó tên Ngân. Chính xác! Trí nhớ tốt! Khiếp, tên như con gái ấy. Hay nó là con gái? Không đời nào! Cái dáng thế kia mà là con gái thì mất mặt “phe ây” quá! Mà cũng có thể nó là con gái, tuy dơ bẩn, xấu xí, đen sì, thô kệch nhưng nó vẫn còn có chút dáng dấp của con gái ấy chứ! Trai hay gái nhỉ? Gái hay trai nhỉ? Tôi cứ thắc mắc! Chi bằng mình tự làm thám tử đảm nhận vụ án này xem, hay đấy! Thế là tôi bắt tay vào làm cái việc mà tôi cho là ảnh hưởng đến sự cân bằng giới tính của dân số trong lớp.
Con trai thích gì nhỉ? Trái banh! Con gái thích gì nhỉ? Búp bê! Thế là tôi lập ra cả một kế hoạch mà tôi gọi là ‘Thập diện mai phục”. Bữa hôm đó, tôi mang theo trái banh từ nhà đến trường, không quên cả con búp bê tôi “chôm” của nhỏ em gái. Nó vẫn ngồi đó, vẫn cái vẻ mệt mỏi như sắp chết. Tôi ngồi vào chỗ, giả bộ làm rơi cho trái banh lăn đến chỗ nó. Theo dự đoán thì sau khi phát hiện ra trái banh ba giây nó sẽ chộp lấy ngay mà đá. Nhưng… ba phút đã trôi qua, nó vẫn không để ý. Nó cứ chép chép cái gì đó, mê li lắm. Nó không mê banh. Đích thị nó là con gái rồi. Nhưng rồi tôi vẫn thấy không chắc chắn. Tôi rình lúc nó đi lau bảng, len lén đặt con búp bê trên tờ giấy nó đang viết dở dang. Xong, nó về chỗ theo dự đoán thì sau năm giây nó sẽ hét toáng lên vì sung sướng. Nhưng Tu“ mười giây chầm chậm trôi qua, nó cứ nhìn mãi con búp bê rồi nhìn xung quanh xem con búp bê này là của ai. Chẳng có ai nhìn lại. Nó đặt con búp bê qua phải, vẫn không nói tiếng nào. Đích thị nó là con trai rồi! Thằng này láo thật. Im thin thít!… “Nó là con trai hay con gái nhỉ?”
Bao nhiêu nỗ lực của tôi thất bại hoàn toàn cho đến một hôm, cô Văn trả bài kiểm tra một tiết, đề là “Em hãy kể về một người bạn thân của em.” Cả lớp tôi đứa nào cũng bịa, nào là bạn tốt, bạn hiếu thảo, bạn học giỏi, bạn chăm chỉ… Và nào là “Bài văn chưa thật chân thật”, “Câu văn còn mâu thuẫn”,“Cố gắng lần sau nha em”. Tôi cũng bị phê câu đó. Phải công nhận môn văn kinh khủng thật. Tôi cố gắng bịa đến mức tối đa vậy mà vẫn không đạt yêu cầu. Ấy thế mà nó lại đạt điểm 9 to chảng! Nó được cô tuyên dương, nó cũng không cười, im thin thít. Ác độc. Nó đang sỉ nhục mình đây mà. Nhưng phải chấp nhận một điều rằng: nó học cừ thật. Môn nào nó cũng giỏi, đặc biệt là môn Văn. Sự ganh tị, sự thành kiến trước đây hợp lại thành một, khiến tôi vô cùng ghét nó. Cô đọc bài văn của nó:
“Nam ơi! Cậu có biết không, ngoài cậu ra tớ không còn ai để nương tựa, để được an ủi mỗi khi yếu lòng. Mấy đứa em của tớ bệnh nặng quá trời, mẹ tớ thì đã đi từ rất lâu rồi, để lại bọn tớ côi cút nơi thế gian lạnh lẽo này. Vậy mà cậu lại nỡ ra đi không bao giờ trở lại. Tại sao vậy Nam? Tại sao ngay cả cậu cùng bỏ tớ. Tại sao? Tại sao chứ?”
Tiếng nó khóc nghẹn ngào khiến cô không thể đọc nữa. Nó nấc từng tiếng nghe thấy mà thương. Hay thật! Nó bịa hay thật! So với nó, tài bịa của mình còn thua xa. À, đúng rồi! Đích thị nó là con trai. Vì Nam là con trai mà. Tôi chắc mẩm đắc ý trong bụng trong khi mấy nhỏ “tám” sụt sùi khóc chẳng biết trời trăng.
Từ đó trở đi, tôi đinh ninh nó là con trai. Như vậy, dễ gây chuyện hơn, không sợ bị thiên hạ cười chê là con trai ăn hiếp con gái. Rất nhiều lần tôi chọc phá nó, nhưng nó đều im lặng bỏ qua khiến tôi tức sôi lên. Bữa đó, cô trả bài văn một tiết, nó lại 9 điểm. Ăn gian! Chắc nó chép văn mẫu rồi, chứ ai lại 9 điểm mấy lần liên tiếp. Thế là tôi quyết định điều tra ngay khi nó ra khỏi lớp giờ ra chơi. Trong lớp chỉ có mình tôi trực nhật. Tôi rón rén, nhè nhẹ bước qua bàn nó, từ từ mở cặp nó ra. Khiếp, cặp gì mà khóa ghê thế? Không sao, không có cái gì có thể ngăn cản ta được! Tôi khéo léo mở khóa như “dân nhà nghề”, tôi lục lọi trong đó. Cái cặp cũ kĩ nhỏ xíu chứa vài ba quyển vở cũ nhèm nhưng sạch sẽ. Ủa? Cuốn gì đây? Tôi bị thu hút bởi một cuốn sổ cũng đã cũ, được bao bọc cẩn thận. Hà hà! Bí kíp làm văn đây rồi! Để lần này cô xử “cậu Ngân” cho xem,…
Tôi giả bộ hồi hộp mở ra xem, mặc dù biết chắc trong đó là văn mẫu.
“Thương tặng con, Ngân”.
Ái chà, cuốn này là sáng tạo đây à? Văn mẫu độc đáo quá. Tôi lật tiếp.
“Con gái của mẹ, khi con cầm cuốn sổ này trên tay, chắc mẹ đã không còn nữa. Mẹ không có gì để lại cho con ngoài quyển sổ đã mục nát này. Chính quyển sổ này ba con đã tặng cho mẹ, và bây giờ mẹ trao nó cho con. Mẹ biết, khi mẹ đi rồi, các con sẽ rất đau khổ. Nhưng mẹ không còn có cơ hội nữa. Mẹ xin lỗi. Mẹ ước được sống và chăm sóc các con mãi mãi. Nhưng mẹ không thể… Ngân à! Con đừng đau khổ, đừng tuyệt vọng. Con hãy cố gắng sống chọ thật tốt nghe con. Mẹ yêu các con lắm lắm!”
Dòng chữ kết thúc trên trang giây đã bị nhòe đi. Tới đây tôi đã hiểu… Trời ơi! Ngân là con gái! Ngân là con gái! Tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Từ trước đến giờ tôi luôn so đo với một đứa con gái đáng yêu, tội nghiệp. Chả trách vì sao nó im thin thít suốt ngày. Bị nỗi đau lớn như thế này ai mà nói nổi! Tôi thật sự quá nhỏ bé, quá hèn hạ so với một cô bé tài năng nhưng bất hạnh. Ngân ơi, hãy mắng mình đi, tát mình đi, đấm mình đi! Mình xin chấp nhận tất cả. Bấy lâu nay mình cứ lầm bạn là con trai nhưng thật ra bạn là con gái. Hơn nữa, mình đã đùa giỡn trên sự đau khổ của bạn. Mình mong bạn tha lỗi cho mình.
Tôi lật tiếp, mắt rơm rớm lệ. Tội biết, tôi đang đọc lén nhật kí của Ngân, tôi biết đó là sai, nhưng sao tôi lại cứ muốn đọc.
“Mẹ à! Con không có buồn đâu. À, chỉ buồn một chút thôi. Mẹ yên tâm, con sẽ luôn sống tốt, vì con biết mẹ luôn ở bên con, bảo vệ chúng con và tâm hồn mẹ đang ngự trị ở cuốn nhật kí này. Cho dù mai sau có chuyện gì đi chăng nữa con vẫn sẽ luôn ở bên mẹ, không phút nào rời!” Đọc đến đây tôi đóng ngay quyển vở lại. Tôi cảm thấy như mình đã xâm phạm đến cái gì thiêng liêng lắm. Tôi không biết nữa. Giờ đây, tâm trí tôi rỗng tuếch. Bỗng như có ai mách bảo, tôi lật lại quyển nhật kí, lật lật, đến giữa tôi ngừng lại:
“Mẹ ơi! llôm nay con học ở trường mới, vui lắm mẹ ạ! Các bạn, bạn nào cũng vui vẻ, hoạt bát khiến con ganh tị đây, hi hi! Các thầy cô ai cũng hòa nhã, tận tình. Đặc biệt là cô Văn. Con có cái cảm giác lạ lắm, cứ y như cảm giác con tìm thấy mẹ vậy! À, còn nữa, ngồi bên trái con có anh chàng hay đưa mắt nhìn con. Con chẳng biết anh nhìn con làm gì. Mắc cỡ quá, chẳng biết làm sao, con liều nhìn lại, nghĩ lại thấy nó kì kì sao sao ấy mẹ ạ!”
Tôi phì cười, không ngờ cô bé trầm cảm, ít nói mà trò chuyện với mẹ thân mật và vui vẻ như vậy. Tôi lâng làng cảm giác gì đó sung sướng lắm. Có lẽ ít ra cùng được cô bé để ý…
Reeng.. Chuông reo vào tiết. Tôi vội “phi tang chứng cứ” trở về chỗ ngồi. Cả bọn ùa lên. Ngân đi sau cùng. Nhìn kĩ thì Ngân cũng đâu có xấu, đẹp đấy chứ. Rất dịu dàng và rất nữ tính nữa. Tôi ngắm nhìn cô bé mà quên đi sự để ý của đám “húi cua” cực kì lắm chuyện..
Sau bữa đó tôi không còn thành kiến với Ngân nữa, ngược lại tôi vô cùng cảm phục trước một cô bé nghị lực phi thường biết vượt qua số phận. Nhưng tôi lại không hiểu vì sao Ngân lại ít nói như vậy. Đau khổ vì mẹ mất ư? Không thể nào? Cô bé trò chuyện với mẹ vui lắm mà, ít nói vì không thích nói ư? Lại càng phi lí! Tôi tự biên tự diễn như thế đến hết tiết lúc nào không hay. Ra về, tỏi không còn kiên nhẫn nữa, tôi cố gắng bịa ra một lí do để bắt chuyện với cô bé. Tỏi lấy hết cam đảm, lại gần Ngân: “Ngân ơi, Ngân ăn cơm chưa?”. Tôi thở phào, tim tôi muốn nhảy tưng ra ngoài. Ngân múa tay múa chân gì đó rất khó hiểu. Thây tôi đứng đực ra, Ngân cười lấy giấy ra loay hoay ghi. Kì lạ thật, đây là lần đầu tiên tôi thấy Ngân cười, nụ cười tự nhiên và thu hút làm sao. Nó bình dị và con gái quá. Ngân chìa ra tờ giây. “Tất nhiên là Ngân chưa ăn! Hỏi kì vậy?". Tôi cười, Ngân cười. Hai đứa cùng cười…
“Mẹ à! Hôm nay bạn mới bắt chuyện với con. Con mừng lắm. Đây là lần đầu tiên một tên con trai nói chuyện với con ngoài Nam đó mẹ à. Chắc bạn cũng biết con nói không được nên suốt buổi hai đứa cứ nhìn nhau cười riết, vui ghê!”.
Trên đường về, tôi mới thông suốt, thì ra cái cảm giác Ngân xa lánh mọi người là tự tôi nghĩ ra và lí do Ngân không nói là vì Ngân không thể nói được. Tôi có hơi tiếc, nhưng quan trọng lòng rất vui sướng và thầm cám ơn quyển nhật kí.
Không lâu sau, Ngân đạt giải Nhất cuộc thi Học sinh giỏi Văn cấp thành phố'! Trong buổi trao giải, trông Ngân đẹp lạ lùng. Khắp người Ngân trắng tinh, đẹp như diễn viên vậy. Ngồi dưới khán đài, tôi vỗ tay quá trời. Thông qua người dịch, Ngân phát biểu: “Em có được ngày hôm này là nhờ sự động viên của thầy cô, bạn bè và của mẹ em, người luôn luôn trong tâm hồn em”.