Một chiếc đàn piano xuất hiện đầu tiên trên thế giới do Bartolomeo Cristofori một người Ý chế tạo vào năm 1709 và gọi là pianoforte (sau này người ta gọi tắt là piano).
Chiếc đàn piano ra đời dựa trên đàn Harpsichord, một loại nhạc cụ xuất hiện từ lâu ở thế kỉ 15. Nhạc cụ này có cả dây và bàn phím. Bàn phím được gảy bằng lông quạ gắn cuối phím. Thời bấy giờ, chiếc đàn này được rất nhiều nhạc sĩ nỗi tiếng ưu chuộng.
Và chiếc đàn piano cũng được tạo ra chủ yếu hoạt động bằng búa, loại đàn này ra đời thay thế cho đàn harpsichord. Với những cải tiến mới vượt bậc có thể tùy chỉnh âm thanh to nhỏ dựa vào lực tác động của người chơi.
Đến năm 1876, Johannes Zempe người Anh đã chế tạo ra chiếc đàn piano vuông đầu tiên. Rồi ở Pháp, cũng được một nghệ sĩ Erard cũng chế tạo ra chiếc đàn tương tự. Nhưng chiếc đàn này có tiếng hơi yếu, không bằng những chiếc đàn piano cỡ lớn.
Trải qua một khoảng thời gian qua rất nhiều cải tiến đến năm 1899 một người Đức đã tạo ra cây đàn tuyệt vời như ngày nay.
Thời ấy, những cây đàn piano vô cùng đắt đỏ, là một loại nhạc cụ sa sỉ chỉ dành cho thế giới thượng lưu tầng lớp quý tộc.
Người Nhật rất chịu khó về việc sáng tạo ra những cái mới theo cách riêng của mình, chính vì vậy họ không cần học theo bất kì nơi nào hay quốc gia nào, người Nhật tự mày mò và sáng tạo ra đàn piano cho riêng họ.
Người Nhật họ rất trân trọng những gì họ làm ra và luôn đánh giá cao về các sản phẩm của mình. Họ vẫn sản cuất những chiếc đàn piano hầu hết là làm bằng thủ công, còn với những nước khác trên thế giới họ đã sản xuất một cách đại trà để hạ gía thành của đàn và bán cho nhiều người sử dụng.
Chính vì vậy, so với những hãng đàn của các nước Anh, Pháp, Đức thì giá thành đàn của Nhật đắt hơn rất nhiều nhưng lại được đánh giá rất cao.
Cho đến năm 1887, vì nhu cầu người sử dụng nhiều người Nhật mới đón đầu công nghệ, mời chuyên gia người Đức sang dạy phương pháp sản xuất đàn piano với số lượng lớn, không dùng ván ép mà sử dụng gỗ có chất lượng tốt. Đàn cho chất lượng âm thanh vô cùng tuyệt hảo với những âm thanh trong trẻo, cao thấp rõ dàng. Vì vậy, những cây đàn này có tuổi thọ rất cao đến hơn 100 năm và nếu sử dụng kĩ có thể lên đến hơn 100 năm vẫn dùng được, chỉ cần thay bứa, thay dây. Hầu hết chúng đều vô cùng sáng bóng nhờ màu đen sơn mài.
Ngày nay, những cây đàn đó vẫn còn và được rất nhiều người quan tâm ưu chuộng. Chúng cũng là vật bất li thân của nhiều người, gắn liền như là kỉ vật.
Vì số lương nhu cầu tăng lên, nên nhiều nhà kinh doanh muốn thay đổi cách sản xuất để hạ giá thành đàn. Nên đã cải tiến kĩ thuật sản xuất đàn nên đã sử dụng ván ép thay cho gỗ để tiết kiệm thời gian, chi phí. Và âm thanh cũng được cải tiến theo một cách máy móc lập trình máy tính vô cùng linh hoạt và sắc nét. Tuy nhiên, chính vì điều này đã làm mất đi giá trị tinh túy và đẳng cấp của cây đàn.
Tiếng đàn đã không còn thực mất đi sự trong trẻo, mộc mạc mà thay vào đó là những âm thanh mô phỏng tiếng đàn như bị gượng ép như một chiếc máy vô cùng nhạt nhẽo và thiếu sức sống.
Chính vì vậy, mặc dù có những cây đàn piano rất cũ và cổ ở thập niên 80 những vẫn luôn được người yêu nhạc lựa chọn.
đàn có nhìu phím rất đc yêu chuộng trên toàn thế giới.Âm thanh to hơn đàn cổ điển. Được sản xuất hàng loạt vào những năm 1800.