Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du

Hoa Hồng Tỏa Sáng

Em hãy kể nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân trong Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn Du.

Vũ Cát Linh Nhi
19 tháng 5 2017 lúc 20:01

Trong kho tàn Việt nam ,truyện kiều của nguyễn du là 1 tác phẩm kiện xuất nhất. Tác phẩm ko chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay ,lời văn trau chuốt,giá trị tố cáo đanh thép ,giá trị nhân đạo cao cả ,mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của nguyễn du miêu tả vô cùng đẹp đẽ ,sinh đông . đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thúy Kiều Thúy vân.

Ngay từ đầu của truyện kiều ,nguyễn du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của 2 chị em thúy kiều và thúy vân rất thành công. Đầu tiên tác giả giới thiệu chung về cả hai chị em:

đầu lòng hai ả tố nga...

......mười phân vẹn mười.

Tác giả ví vẻ đẹp thanh tao trong trắng của hai chị em như là mài,là tuyết.tiếp đó tác giả giới thiệu về vẻ đẹp của thúy vân:

Vân xem ................

....................nhường màu da

nàng có 1 vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có dc với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm , lông mày cong hình cách cung . miệng cười như hoa nở ,giọng trong như ngọc lại có mái tóc đen dài đến nỗi mây thua , làn da trắng mịn đến tuyết cx phải nhường . Thật là vẻ đẹp đoan trang ít ai có dc.

kiều càng........

...........phần hơn.

làn thu thủy...........

......................họa hai

kiều còn đẹp hơn ư? đến đây , chắc hẳn ta sẽ hài lòng vô cùng thán phục. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu ,lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân,dung nhan đằn thắm đến hoa cũng phải ghen,dáng người xinh tươi .nàng có tài thơ, tài họa .tài nào cx xuất sắc, cx thành "nghề' cả. riêng tài đàn , nàng còn sáng tác cả 1 bản nhạc mang tiêu đề " bạc mệnh " rất cuốn hút lòng người.

tất cả các hình ảnh đc t/giả thể hiện cx là dự báo cho số phận ,bình lặng êm ả của thúy vân. số phận bập bênh chìm nổi của kiều.

Bình luận (1)
Chi Dương
20 tháng 5 2017 lúc 12:51

* Nhân vật Thúy Kiều

Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ luôn gắn liền với tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện tập trung xoay quanh cuộc đời sóng gió của Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế lực đen tối của xã hội phong kiến khiến cho nàng phải trải qua những đau thương vô cùng tận. Thế nhưng, trong đau khổ, ở Kiều vẫn ánh lên vẻ đẹp của một người con gái đẹp với phẩm hạnh cao quý của mình.

Ngay từ đầu tác phẩm, đại thi hào Nguyễn Du đã giành sự ưu ái rất lớn cho Thúy Kiều. Nàng có tài, có sắc, mà cả tài và sắc đều ở mức độ “mười phân vẹn mười”. Đáng lẽ, nàng sẽ có một cuộc sống vô cùng tốt đẹp bên cha mẹ và hai người em của mình. Thế nhưng, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, tai họa bất ngờ ập đến với gia đình nàng. Là một người con hiếu thảo, không nỡ để cha và em mình bị vu oan, bị tra tấn, lại trước tình cảnh lũ quan lại mè nheo, quấy nhiễu để vòi tiền “ Có ba trăm lạng việc này mới xong”, nàng đã phải bán mình chuộc cha. Đây là một việc làm quá sức tưởng tượng đối với một người con gái lớn lên trong sự giáo dục đầy đủ, với phẩm hạnh thanh cao và cốt cách cao quý. Thế nhưng, Kiều đã vượt qua tất cả để có thể cứu gia đình của mình. Nàng nguyện hi sinh thân mình để đổi lấy an ổn cho mọi người. Nàng cũng đau đớn chặt đứt dây tình với Kim Trọng để có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình. Ngay cả khi cuộc đời bắt nàng trôi dạt khắp nơi “ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nhưng lúc nào nàng cũng không lo cho bản thân, mà chỉ nhớ đến gia đình, nhớ đến cha mẹ già mà nàng không thể chăm sóc. Kiều là một người con gái vô cùng hiếu thảo, nàng chấp nhận hi sinh thân mình, ngay cả khi xót thương cho mình, nàng cũng xót thương cho cha mẹ:

“Dặm nghìn nước thẳm non xa,

Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!”

Nàng nghĩ đơn giản, chỉ là gả cho Mã Giám Sinh làm thiếp, ai ngờ bị hắn lừa bán nàng vào lầu xanh, xa xôi cách trở, không thể trở lại thăm gia đình. Mặc dù đã có hai em, nhưng phận làm con, nàng vẫn luôn đau đáu nhớ về cha mẹ, không biết cha mẹ có khỏe không. Nàng thương cả cho cha mẹ luôn nhớ thương về mình mà bặt vô âm tín.

Trong gia đình, Kiều là một người con hiếu thảo. Trong tình yêu, Kiều cũng là một người con gái vô cùng chung thủy. Thúy Kiều và Kim Trọng đã cùng nhau trao kỉ vật làm tin, cùng nhau thề nguyền dưới trăng. Vậy mà tai họa ập đến, Kiều tự tay cắt đứt dây tơ hồng vừa bén, thế nhưng nàng vẫn tự nghĩ mình là người khiến cho Kim Trọng đau lòng. Trong lúc phải bán mình chuộc cha, lẽ ra, nàng là người bi thương hơn ai hết, thế nhưng nàng chỉ nghĩ cho Kim Trọng mà không nghĩ đến bản thân. Không chỉ có thế, Kiều còn giao duyên cho em gái mình là Thúy Vân để chăm sóc Kim Trọng thay cho nàng. Nàng quyết tâm trở thành người con hiếu thảo, nhưng trái tim nàng vẫn như vỡ ra từng mảnh.


Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều là một người trọng tình trọng nghĩa. Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua đoạn trích Kiều báo ân, báo oán. Trong cuộc đời nàng, có rất nhiều người giúp đỡ, cũng có vô số kẻ hãm hại nàng, nàng đều trả lại hết. Đối với những người có ơn với nàng: “Ngàn vàng gợi chút lễ thường/ Mà tỏng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân”. Nàng báo ơn, nhưng vẫn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nàng, mà không vật chất nào có thể thay thế. Đối với những kẻ đã từng hãm hại nàng, nàng cũng không hề nương tay, khiến cho chúng phải “ Máu rơi thịt nát tan tành/ Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”. Ngoại trừ Hoạn Thư với khả năng biện hộ khéo léo được Kiều tha cho, còn lại, tất cả lũ gian ác đều phải chịu trừng phạt.

Mười năm lăm khổ cực trôi qua, chẳng được mấy ngày an ổn, cuối cùng Kiều trở về trong sự vui mừng của gia đình, của mối tình đầu Kim Trọng. Thế nhưng nàng nhất quyết không thành đôi cùng Kim Trọng, mà chỉ làm bạn với chàng. Được sống cùng gia đình, được làm bạn với Kim Trọng đã là hạnh phúc hơn biết bao ngày qua của nàng rồi. Ở đoạn kết, Nguyễn Du có viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần, phải phong trần,

Cho thanh cao, mới được phần thanh cao”
Vậy ra, tất cả đều do ông trời cả!

Thúy Kiều xứng đáng là một nhân vật điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị các thế lực đen tối hãm hại, xô đẩy, phải sống một cuộc đời cay đắng, tủi nhục. Nhưng ngay cả trong đau khổ, ở nàng vẫn ánh lên một nhân cách thanh cao, phẩm cách cao quý khiến cho bao người xót thương, kính trọng.

Bình luận (1)
Chi Dương
20 tháng 5 2017 lúc 12:53

*Nhân vật Thúy Vân

Vẻ đẹp của Thuý Kiều ẩn chứa trong đôi mắt :
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”
Ánh mắt trong xanh như làn nước mùa thu. Lông mày xinh tươi như vẻ núi mùa xuân. Nhan sắc đó đã làm cho hoa, liễu vô tri kia cũng muốn ganh tị, hờn ghen:
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Nhan sắc ấy đã làm cho tạo hoá phải ghét lây, các vẻ đẹp khác phải đố kỵ phải chăng để ngầm dự báo cho một tương lai u ám, đầy éo le đau khổ của Kiều ?
Không chỉ có thừa “chỉ số” về nhan sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và tài hoa rất mực:
“Thông minh vốn sẵn tính trời. Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
Đủ tài “cầm kỳ thi họa” Kiều lại còn là một hảo cầm thủ mà tuyệt xảo là khúc “ Bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác ra:
“Cung thương làu bậc ngủ âm. Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Bằng lối tu từ ẩn dụ, ước lệ, thậm xưng, Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tuyệt tác về nhan sắc “nghiêng nước, nghiêng thành” của Kiều .
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp một con người, một vẻ đẹp hoàn thiện , hoàm mỹ. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy.
Khác với Thuý Vân, Th Kiều có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” cả tài lẫn sắc đạt tới mức tuyệt vời.Cũng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của Ng Du, hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”.
Đôi mắt đẹp của nàng trong như nước mùa thu, lông mày xin xắn, tươi non như sắc núi mùa xuân “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân trời xanh còn có thể nhường nhịn, thì trước sắc đẹp của Thuý Kiều, thiên nhiên tạo hoá cũng trở nên đố kị ghen ghét
Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng. Ng Du đã không tiếc lời ca ngợi sắc đẹp và tài nghệ của nàng Kiều. Khác hẳn Thuý Vân, Th Kiều thông minh, đa tài, đa cảm, một con người nhất mực tài hoa: Tài thơ, tài hoạ, tài đàn của Th Kiều đạt tới mức tuyệt diệu:
Cả diện mạo bên ngoài và diên mạo tâm hồn cũng hé mở dần tính cách số phận của nàng Kiều.
Rõ ràng, Ng.Du khi miêu tả sắc đẹp của nàng Kiều đã gửi gắm quan niệm “Tài hoa bạc mệnh” vào đấy - dự báo trước cuộc đời, số phận long đong, lận đận, đầy bất hạnh của nàng.
Sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, với ngòi bút tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Ng.Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Th.Vân và Th.Kiều, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toát lên từ tính cách, từng số phận riêng, không lẫn vào nhau, không thể phai nhạt trong tâm hồn người đọc. Đây là thành công trong bút pháp nghệ thuật miêu tả người của Ng.Du. Đã hơn hai thế kỉ rồi, với truyện Kiều và nghẹ thuật tả người đặc sắc, tinh tế của Ng.Du, đẫ là bậc thầy làm rung động và sự cảm phục, trân trọng của bao thế hệ đối với đại thi hào dân tộc Ng.Du.

Sau khi đã “chiêm ngưỡng” Thuý Vân “tài sắc vẹn toàn”như thế. Ta càng ngưỡng mộ hơn “tài sắc Thuý Kiều” khi đọc đến “Kiều càng sắc sảo mặn mà. So bề tài sắc lại là phần hơn”. Thậm chí nếu tác giả không nói thêm một lời nào nữa thì qua Thúy Vân tuyệt sắc kia ta cũng có thể hình dung ra một Thuý Kiều “tài sắc tuyệt vời” như thế nào. Cái dụng ý của Nguyễn Du là ở chỗ này.
Vẻ đẹp của Thuý Kiều ẩn chứa trong đôi mắt :
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”
Ánh mắt trong xanh như làn nước mùa thu. Lông mày xinh tươi như vẻ núi mùa xuân. Nhan sắc đó đã làm cho hoa, liễu vô tri kia cũng muốn ganh tị, hờn ghen:
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Nhan sắc ấy đã làm cho tạo hoá phải ghét lây, các vẻ đẹp khác phải đố kỵ phải chăng để ngầm dự báo cho một tương lai u ám, đầy éo le đau khổ của Kiều ?
Không chỉ có thừa “chỉ số” về nhan sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và tài hoa rất mực:
“Thông minh vốn sẵn tính trời. Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
Đủ tài “cầm kỳ thi họa” Kiều lại còn là một hảo cầm thủ mà tuyệt xảo là khúc “ Bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác ra:
“Cung thương làu bậc ngủ âm. Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Bằng lối tu từ ẩn dụ, ước lệ, thậm xưng, Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tuyệt tác về nhan sắc “nghiêng nước, nghiêng thành” của Kiều .
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.

Bình luận (1)
Ly Nguyễn
3 tháng 8 2017 lúc 9:29

Thúy Vân là một người con gái xinh đẹp được Nguyễn Du miêu tả qua câu thơ : "Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đăn nét ngài nở nang." Hai chữ "trang trọng"nói lên vẻ đẹp cao sang quý phái của Vân.Gương mặt đẹp,xinh xắn của Vân "khuôn trăng đầy đặn" ,đôi lông mày đẹp,cong như con ngài càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Thúy Vân. Tác giả miêu tả nụ cười của Vân tươi như hoa,câu nói của nàng thốt lên như ngọc như ngà.Tóc của nàng nhẹ nhàng,bồng bềnh như mây,da của nàng thì trắng như tuyết.Qua đó ta thấy được vẻ đẹp của nàng ít ai sánh bằng,ngay cả những thứ đẹp đẽ nhất của thiên nhiên cũng phải ngưỡng mộ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Nguyễn Thúy Vy
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Rasmie
Xem chi tiết
Bảo Nam Phan
Xem chi tiết
Huỳnh Minh Thư
Xem chi tiết
Trần Tôn Văn
Xem chi tiết
Ngọc Trang
Xem chi tiết
nchdtt
Xem chi tiết
Pikachuuuu
Xem chi tiết