Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.

Thien Tu Borum
14 tháng 4 2017 lúc 15:56

1. Giai cấp địa chủ phong kiến:

Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc

lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế họ không có khả năng cách mạng. Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

2. Giai cấp nông dân:

Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến. Vì vậy giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng.

3. Giai cấp tư sản:

Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:

+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

4. Tầng lớp tiểu tư sản:

Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân:

Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)


Các câu hỏi tương tự
Nghi Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyen Khanh Linh
Xem chi tiết
Ngọc Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Long
Xem chi tiết
HalyVian
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thanh Thảo
Xem chi tiết