Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn cẩm Tú

em hãy bình luận câu tục ngữ sau :

" Thương người như thể thương thân "

thuongnguyen
22 tháng 7 2017 lúc 10:46

Bạn tham khảo bài này nha !

Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nổi bật, là truyền thống trong quan niệm sống của ông cha ta. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng với với những câu tục ngữ, ca dao như:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Lá lành đùm lá rách... ông bà ta cũng có dạy thật cụ thể qua câu Thương người như thể thương thân. Đây là một lời khuyên chí tình chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.

Câu tục ngữ một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn, câu tục ngữ được tách thành hai vế, một bên là người đồng loại; một bên là bản thân bởi cách so sánh như thể. Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quí giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.

Thật vậy, là người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó, khi họ gặp hoạn nạn khó khăn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta tối lửa tắt đèn có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia bùi xẻ ngọt. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn lẽ nào ta lại ngoảnh mặt . Lúc này thái độ nhường cơm xẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt.

Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm thương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gan khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi

Miếng khi đói bằng gói khi no

Mang vật dụng chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít người chỉ quan tâm đến bản thân không nghĩ đến người khác. Họ thờ ơ bàng quan trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Hạng người này thật đáng phê phán.

Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại.

Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Nó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông là ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dưng một đất nước văn minh tiến bộ.


Thảo Phương
22 tháng 7 2017 lúc 12:17

Tham khảo!

Nhân ái là đạo lí cao đẹp của đất nước và con người Việt Nam xưa và nay. Thương mình và thương người, tình cảm cao quý ấy được kết tinh và hội- tụ trong một câu tục ngữ sáu chữ rất cô đúc mà lấp lánh gợi cảm:

"Thương người như thể thương thân"

Nhân dân ta đã tạo nên một so sánh cụ thể, giản dị mà thấm thía biết bao! Trong cuộc sống, có gì quý hơn, thân thiết hơn "thân' mình? Chữ ''thân'' trong câu tục ngữ là chỉ sô' phận cuộc đời mình, niềm vui nỗi buồn, những ước mơ về hạnh phúc của mình. Những con người xa lạ, những kc bất hạnh trong cõi đời chẳng có mối quan hệ gì với ta, thế mà ta đã thương, đã quý mến. đồng cảm họ một cách vô cùng sâu sắc với tất cả tình người. Sự "thương" người ấy "như thể thương thân" ta vậy! Không vụ lợi! Không ban ơn! Tất cả chỉ vì tình thương người, tình yêu thương đồng loại.

Đường đời nhiều chông gai hiểm trở. Xã hội biến động không ngừng. Cũng có thuở thái bình thịnh trị. Vì thương người, ta vui với niềm vui của mọi người, mọi nhà. Cũng có thời kì loạn lạc, mất mùa. dịch bệnh, giặc giã tung hoành khắp nơi. Người người đau khổ vật lộn trong thiên tai, địch họa. trong máu và nước mắt. Trong hoàn cảnh ấy, thương thân mình đã khó, thế mà ta còn biết "thương người" quý mến, trân trọng những kẻ bất hạnh gần xa.

Tinh cảm ấy thật đáng quý vô ngần. Tình thương người gắn liền với đức hi sinh là thế!

Tình thương người của nhân dân ta mênh mông và bao la, với những biểu hiện vô cùng phong phú. Đồng cảm, thương xót cho cảnh ngộ đau khổ của đồng loại.

Đau nỗi đau, lo nỗi lo của đồng loại. Đó là 'Thương người như thể thương thân Bênh vực, chở che, săn sóc cứu giúp vật chất, san sẻ tình thương cho những con người họan nạn, cho những con người "nhỏ bé" đang sống "dưới đáy" xã hội. Đó cũng là "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"; "Một con ngựa đau cả tòa bỏ cỏ'; "Máu chảy ruột mềm ", v.v… Đó là những biểu hiện, những hành động cao quý "Thương người như thể thương thân".

"Hũ gạo cứu đói" năm Ất Dậu 1945, phong trào rộng lớn của toàn dân giúp đỡ đồng bào bị bào lụt, giúp nạn nhân chiến tranh, giúp học sinh nghèo,… trong những năm gần đây đã nói lên sức mạnh của tình nhân ái, đạo lí tốt đẹp. "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.

"Thương người… ” không chỉ đồng cảm san sẻ, cứu giúp, mà còn phải biết trân trọng những phẩm giá tốt đẹp của đồng loại, thấu hiểu và nâng niu những ước mơ, nguyện vọng về dân chủ tự do, về ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhất là của những con người lầm than, đói khổ.

"Thương người như thể thương thân " chính là lòng chí nhân " đã làm nên sức mạnh Việt Nam như Nguyễn Trãi đã nói: "Lấy chí nhân để thay cường bạo'' (Bình Ngô đại cáo). Tình cảm cao quý ấy đã làm cho lòng người trong sáng hơn, nhân hậu hơn. Biết lấy tình người trong ứng xử là đạo lí cao quý. Nhờ thế mà bóng tối bị xua tan. Cái ác bị đẩy lùi. Tình người và tình đời toả sáng, Xã hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

Bọn bất lương, lũ "chuột lớn bất nhân” (bài thơ "Ghét chuột" của Nguyễn Binh Khiêm) thì làm sao chúng nó hiểu được câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân". Những kẻ giàu nứt đố đổ vách, xài bằng ngoại tệ…. nhưng chẳng bao giờ dám bỏ ra một xu để giúp người cơ nhỡ, bô' thí cho kẻ hành khất ngược xuôi thì câu tục ngữ "Thương người… " ấy rất xa lạ với họ!

Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Khổng,… đều có nói đến lòng nhân ái. Từ giáo lí ấy mà chúng ta càng thêm tự hào về đạo lí "Thương người như thể thương thân " của nhân dân ta. Cộng đồng người Việt, "ban nghìn lớp người " đã lấy tình thương để xây dựng và phát triển nghĩa đồng bào, tình dân tộc. Chẳng thế mà nó đã trở thành điệu ru, câu hát dân gian, thấm sâu vào hồn người như hương lúa đồng quê bao đời nay:

– "Thấy người họan nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm

– “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng "

Sống không có tình thương sẽ bị khô héo lương tri, cằn cỗi tâm hồn. Bởi vậy, có người đã nói: "Biết san sẻ là hạnh phúc; được san sẻ cũng là hạnh phúc ". Có khi tình thương đã gắn liền với tình cảm cách mạng và kháng chiến:

"Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. "

( Việt Bắc – Tố Hữu)

Xưa nay, ai cũng muốn được sống trong tình thương. Câu tục ngữ: "Thương ngườì như thể thương thân " là bài học luân lí vô giá đối với mọi người. Nó thanh lọc hồn người và hướng thiện.

Thế kỉ XXI là thế kỉ của tri thức. Và còn phải là thế kỉ của tình thương. Tình thương là cái gốc của đạo lí làm người, là vẻ đẹp nhân văn của nén vãn hoá dãn tộc. Một xã hội văn minh phải là xã hội của tình thương.

Tình thương mãi mãi là bài ca cuộc đời, bài ca của yên vui hạnh phúc. Phong trào "xoá đói giảm nghèo", “góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo" hiện nay chính là bài ca 'Thương người như thể thương thân" của đất nước và con người Việt Nam chúng ta.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 7 2017 lúc 14:50

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Bình Trần Thị
22 tháng 7 2017 lúc 13:52

Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nổi bật, là truyền thống trong quan niệm sống của ông cha ta. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm đậm vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng với những câu tục ngữ ca dao như “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “lá lành đùm lá rách” …ông bà ta cũng có dạy thật cụ thể qua câu “thương người như thể thương thân”. Đây là một lời khuyên chí tình chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.

Như một lời nói tự nhiên chân thành, ngắn gọn mà lại chứa đựng biết bao điều giáo huấn,câu tục ngữ được tách thành hai vế, một bên là người đồng loại, một bên là bản thân, bởi cách so sánh “như thể”. Như vậy lời dạy trên muốn nhấn mạnh “ nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình;bởi lẽ bản thân là cái quan trọng ,là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn dduocj mọi người lo lắng, vun vén, chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ , một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm,lo sợ….do là ta thương thân ta. Và khi nếu như người khác không may gặp khó khăn hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.

Thực vậy, là người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong một cơ thể. Do đó, khi họ gặp khó khăn hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi “máu chảy ruột mềm”

Anh em nhu thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn là bè bạn, bà con hàng xóm,những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời” những khi “cùng đường bí lối” họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia sẻ ngọt bùi” tình nghĩa ấy thật sâu nặng nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành lúc này ta có thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc làm ta phải thực hiện tốt.

Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là an hem,bởi lẽ họ với ta cùng chung một mẹ Âu Cơ…chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với nhau trong xã hội. tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi: “Miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men, vật dụng hầu chia sẻ nổi đau với các nạn nhân của thiên tai, lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp của con người , là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh,hạnh phúc.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít người chỉ quan tâm đến bản thân không nghỉ đến người khác. Họ thờ ơ trước nổi đau của đồng bào, đồng loại. đó là một việc làm đáng lên án phê phán.

Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại.

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân” là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta lòng nhân ái, về tình người mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt. phát huy truyền thống tốt dẹp ấy của cha ông ta là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Nguyễn Thiên Hưng
6 tháng 8 2017 lúc 10:09

phải gọi là thương người hơn thể thương thân


Các câu hỏi tương tự
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Hồ Mai Linh
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Nguyễn Hường
Xem chi tiết
So Yummy
Xem chi tiết
Magic Music
Xem chi tiết
Đỗ Tường Vân
Xem chi tiết
Nghi Nguyễn
Xem chi tiết
Hiếu Cốc Cốc
Xem chi tiết