21/11/2015 7:46:13 AM Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nhìn nhận nguồn đa dạng sinh học quý giá của mình như một tài sản quốc gia và bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển và bảo tồn. (Ảnh: Hanoimoi)
Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Cho đến nay, đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật bậc thấp như rêu, tảo, nấm…
Theo dự đoán của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam ít nhất là 20.000 loài trong đó có khoảng trên 5.000 đã được nhân dân ta dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, v.v…
Hệ thống động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt.
Hệ thống động vật ở Việt Nam không những giàu về thành phần loài, nhiều loài có ý nghĩa kinh tế cao mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á.
~~~ HỌC,THI TỐT ~~~Linh Đỗ
- Sự đa dạng sinh học ở nước ta rất phong phú, số lượng loài nhiều do thích nghi với điều kiện.
+ Sự đa dạng về loài do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện môi trường sống khác nhau.