Hướng dẫn soạn bài Từ trái nghĩa

Hiếu Tony

Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ ngẩng- cúi trong bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; trẻ - già ,đi - trở lại trong bài ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê?

Liên Hồng Phúc
25 tháng 10 2016 lúc 20:13

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

Tất cả diễn ra trong thoáng chốc (ngỡ – ngẩng đầu – cúi đầu) mà sao thấy một nỗi niềm khôn nguôi. Người lữ thứ cô đơn ngẩng đầu nhìn lên nơi mà ánh trăng đến, trăng vẫn sáng hoà điệu cùng những nỗi niềm. Người cúi đầu như sợ phải đối diện với trăng nhưng làm sao ra ngoài được nỗi nhớ. Lời thơ dứt mà mở ra mênh mang hoài cảm.

Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so vớiĐường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh /cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi…

Bình luận (0)
Trần Đình Trung
25 tháng 10 2016 lúc 20:15

tác giả sử dụng phép đối trong bài thơ

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 21:01
Về cặp từ trái nghĩa ngẩng – cúi trong bài Cảm
nghĩ trong đêm thanh tĩnh
, hãy đọc đoạn văn sau:Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,Cúi đầu nhớ cố hương.Tất cả diễn ra trong thoáng chốc (ngỡ – ngẩng đầu – cúi đầu) mà sao thấy một nỗi niềm khôn nguôi. Người
lữ thứ cô đơn ngẩng đầu nhìn lên nơi mà ánh trăng đến, trăng vẫn sáng hoà điệu
cùng những nỗi niềm. Người cúi đầu như sợ phải đối diện với trăng nhưng làm sao
ra ngoài được nỗi nhớ. Lời thơ dứt mà mở ra mênh mang hoài cảm.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú.
Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những
quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn
đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa
ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương.
Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ
(cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt
/ hương
). Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng
/ quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng
gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm
vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi… Về cặp từ trẻ – già, đi – trở lại, hãy tham khảo đoạn
văn sau:Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:Thiếu tiểu li gia /
lão đại hồi
(Trẻ đi, già trở lại nhà)Hương âm vô cải, mấn
mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối
nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn
mao
là chỉnh cả ý lẫn lời; thiếu tiểu đối với lão, vô cải
đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu:
còn nhỏ; lão: về già; vô cải: không thay đổi; tồi: chỉ sự
thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểulão đều là chủ
ngữ cũng như vô cảitồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên
nghe rất hài hoà.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Khánh Huyền Vũ
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Anna Phan
Xem chi tiết
lê thị hương giang
Xem chi tiết
Anh Vlog Phương
Xem chi tiết
Lê Như
Xem chi tiết
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết