Địa hình:
-Đồng bằng nhỏ hẹp, bị cắt xẻ thành nhiều ô nhỏ do các khối núi lan ra sát biển và các dãy núi đâm ngang ra biển, rông lớn nhất chỉ có đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên
Biển góp phần nhiều hình thành vùng đồng bằng ở đây hơn là các phù sa sông, (trừ Thanh Nghệ Tĩnh do sông Mã sông Chu và sông Cả kết hợp bồi đắp, đồng bằng Quảng Nam có sông Thu Bồng, đồng bằng Tuy Hòa có sông Ba- Đà Rằng) nên đất nghèo và là phù sa pha với cát biển
đồng bằng bị chia làm ba dải, giáp biển là cồn cát, đầm phá, vũng vịnh, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là vùng đồng bằng bồi tụ.
Khí hậu:
Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vực Bắc Trung Bộ chịu chế độ gió mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào) từ phía Tây, còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông từ biển thổi vào.
Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướng đông, đông bắc đổ vào.
Bên cạnh đó, đồng bằng duyên hải miền trung cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung Bộ.