mỗi dân tộc ,mỗi lãnh thổ có những gốc nhìn khác nhau về phong tục tập quán truyền thống nhưng tinh thần iu nước nồng nàn của ngưòi việc nam luôn là 1 nét đẹp đặc săc hiếm có ở các nước khác,từ xa xưa tinh thần ấy đã bộc lộ qua những anh hùng tiêu biểu còn động lại trong lịch sử như bà trưng ,bà triệu, trần hưng đạo.nhưng đó chỉ là những dấu vết trong chiến tranh còn h đây tinh thần ấy lại khắc họa rõ[/color] trong mỗi người con việt.những bác nông dân chân lắm tay bùn,vất vã mồ hôi ,nhưng trong con ngưòi họ vẫn chất phác,thật thà làm ra hạt gạo cung cấp cho đời sống công nghiệp.hay những trẻ thơ mầm non của đất nước chúng cố học ,hoc thật ngoan học giỏi để sau này mong muốn giúp ích cho đất nước,củng cố lại nước nhà.hay những anh hải quân ngày đêm canh giữ biển đảo,canh giữ bình yên cho tổ quốc,hay những bác sĩ lun mún chữa bện cho tất cả mọi ngưòi từ vùng sâu vùng xa vùng hải đảo ,yêu thương mọi ngưòi đó cùng cũng là 1 phần của tinh thần iu nước.hay những ngưòi mẹ việt nam vì đất nước tưoi đẹp này họ cũng phải hi sinh đứa con đứt ruột chín tháng mưòi ngày cưu mang ,những đứa con ấy ra chiến trường chiến dâu kiên cường bảo về tổ quốc,đánh tan bọn xâm lăng, tinh thần yêu nước:| cũng bộc lộ trong tim họtinh thần yêu nước như cây cầu nối liền hàng triệu trái tim việt.đất nước thay đổi mọi thứ hiện đại khác xa xưa nhưng tinh thần iu nước trong mỗi ngưòi vần không thay đổi ,lòng iu nước là 1 thứ thiên liêng cao cả quý như lòng mẹ ,nó vĩnh viến tồn tai và không sao thay đổi được .nói tóm lại tinh thần yêu nước là ý chí quyết tâm xây dựng tổ quốc tưoi đẹp.nơi nào có ngưòi việt nam nơi đó hiện hữu lên tinh thần yêu nước trường tồn vĩnh cữu.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đẹp trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tình yêu nước có ở trong máu của mỗi con người Việt Nam, kết thành sức mạnh giúp dân tộc mãi mãi trường tồn và vững bền.
Trước tiên, ta cần hiểu tinh thần yêu nước là gì? Tinh thần yêu nước là tình cảm sâu nặng, thiết tha đối với quê hương đất nước. Tình yêu nước xuyên suốt chiều dài dân tộc và đi sâu vào trong từng ý nghĩ, hành động của mỗi con người. Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, tình yêu nước thể hiện trong khát vọng đứng lên đấu tranh giành độc lập, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc, yên bình, ấm no. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu phận là nữ nhi nhưng dám xông pha ra trận. Đó là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn với chiến công ba lần đánh đuổi giặc Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi nước nhà. Gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nức tiếng năm châu, chấn động toàn cầu. Nghe lời kêu gọi của Bác Hồ, nhân dân ta đã cùng đứng lên đấu tranh, nguyện hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. Biết bao những con người vô danh đã ngã xuống, máu hòa cùng với non sông để tạc lên dáng hình xứ sở của Tổ quốc thân yêu:
"Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông..."
Tình yêu tổ quốc chính là chất keo bền chặt làm nên sự đoàn kết của nhân dân ta, giúp dân ta có được sức mạnh phi thường để đi qua mọi khó khăn bão táp của thời đại, hướng về một tương lai tươi sáng, một cuộc sống hạnh phúc không còn bóng dáng quân thù.
Tình yêu Tổ quốc còn thể hiện rõ nét qua sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa những người cùng trong một nước. Yêu Tổ quốc nghĩa là yêu đồng bào. Từ xưa ông cha ta đã dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải yêu nhau cùng”. Huống chi chúng ta còn đều là con lạc cháu rồng, cùng bọc trăm trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, vậy thì có lí gì lại không yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Đạo lí lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng đã thấm đượm trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cứ mỗi mùa bão lũ đến, khúc ruột miền Trung lại quặn thắt trong đau đớn. Khi ấy, cả triệu trái tim trong nước lại cùng chung một nhịp đập, cùng hướng về miền Trung thân yêu, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần để phần nào xoa dịu nỗi đau đớn của họ. Và còn rất nhiều những chương trình, những tổ chức từ thiện được lập ra đẻ giúp đỡ những số phận có hoàn cảnh bất hạnh: Cặp lá yêu thương, Trái tim cho em. Đó là những hành động, việc làm xuất phát từ tình yêu nước, yêu người được thể hiện trong thời bình. Yêu nước còn là góp phần dựng xây quê hương đất nước giàu đẹp. Góp đá xây Trường Sa là một phong trào ý nghĩa như thế. Phong trào đã lay động cả triệu trái tim trong cả nước, những người tham gia có đến cả cô bán ve chai, những em nhỏ nhịn ăn sáng, anh thanh niên để dành phần tiền tăng ca hoặc cụ già trước khi quy tiên đã dặn con cháu để dành tiền phúng viếng “làm việc nước” trước. Tình yêu nước không chỉ mạnh mẽ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình, nó cũng không kém phần nồng nàn và sâu sắc.
I- li- a Ê- ren- bua từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Yêu nước không hẳn là cái gì lớn lao, có khi nó bắt nguồn từ những điều, những việc rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Tinh thần yêu nước thiêng liêng mà gần gũi sẽ mãi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua bao đời.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đẹp trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tình yêu nước có ở trong máu của mỗi con người Việt Nam, kết thành sức mạnh giúp dân tộc mãi mãi trường tồn và vững bền.
Trước tiên, ta cần hiểu tinh thần yêu nước là gì? Tinh thần yêu nước là tình cảm sâu nặng, thiết tha đối với quê hương đất nước. Tình yêu nước xuyên suốt chiều dài dân tộc và đi sâu vào trong từng ý nghĩ, hành động của mỗi con người. Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, tình yêu nước thể hiện trong khát vọng đứng lên đấu tranh giành độc lập, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc, yên bình, ấm no. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu phận là nữ nhi nhưng dám xông pha ra trận. Đó là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn với chiến công ba lần đánh đuổi giặc Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi nước nhà. Gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nức tiếng năm châu, chấn động toàn cầu. Nghe lời kêu gọi của Bác Hồ, nhân dân ta đã cùng đứng lên đấu tranh, nguyện hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. Biết bao những con người vô danh đã ngã xuống, máu hòa cùng với non sông để tạc lên dáng hình xứ sở của Tổ quốc thân yêu:
"Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông..."
Tình yêu tổ quốc chính là chất keo bền chặt làm nên sự đoàn kết của nhân dân ta, giúp dân ta có được sức mạnh phi thường để đi qua mọi khó khăn bão táp của thời đại, hướng về một tương lai tươi sáng, một cuộc sống hạnh phúc không còn bóng dáng quân thù.
Tình yêu Tổ quốc còn thể hiện rõ nét qua sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa những người cùng trong một nước. Yêu Tổ quốc nghĩa là yêu đồng bào. Từ xưa ông cha ta đã dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải yêu nhau cùng”. Huống chi chúng ta còn đều là con lạc cháu rồng, cùng bọc trăm trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, vậy thì có lí gì lại không yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Đạo lí lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng đã thấm đượm trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cứ mỗi mùa bão lũ đến, khúc ruột miền Trung lại quặn thắt trong đau đớn. Khi ấy, cả triệu trái tim trong nước lại cùng chung một nhịp đập, cùng hướng về miền Trung thân yêu, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần để phần nào xoa dịu nỗi đau đớn của họ. Và còn rất nhiều những chương trình, những tổ chức từ thiện được lập ra đẻ giúp đỡ những số phận có hoàn cảnh bất hạnh: Cặp lá yêu thương, Trái tim cho em. Đó là những hành động, việc làm xuất phát từ tình yêu nước, yêu người được thể hiện trong thời bình. Yêu nước còn là góp phần dựng xây quê hương đất nước giàu đẹp. Góp đá xây Trường Sa là một phong trào ý nghĩa như thế. Phong trào đã lay động cả triệu trái tim trong cả nước, những người tham gia có đến cả cô bán ve chai, những em nhỏ nhịn ăn sáng, anh thanh niên để dành phần tiền tăng ca hoặc cụ già trước khi quy tiên đã dặn con cháu để dành tiền phúng viếng “làm việc nước” trước. Tình yêu nước không chỉ mạnh mẽ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình, nó cũng không kém phần nồng nàn và sâu sắc.
I- li- a Ê- ren- bua từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Yêu nước không hẳn là cái gì lớn lao, có khi nó bắt nguồn từ những điều, những việc rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Tinh thần yêu nước thiêng liêng mà gần gũi sẽ mãi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua bao đời.
BÀI VĂN 2 CHỨNG MINH TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Đất nước ta đã trải qua bao chiến tranh, gian lao và khó khăn. Có bao nhiêu tấm gương anh hùng ngàn đời bất tử hy sinh trong trận chiến và cả nhân dân một lòng vì tổ quốc mới có thể làm nên chiến thắng vẻ vang. Vì thế, tinh thân yêu nước của nhân dân ta đã nhen nhóm từ rất lâu rồi.
Tinh thần yêu nước trước hết bắt nguồn từ tình yêu đất nước, yêu mảnh đất mình sinh ra, gắn bó và lớn lên. Tình yêu giản đơn bắt nguồn từ cành cây ngọn cỏ, từ hương đồng gió nội và từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nhân dân ta ngày trước còn nghèo, còn khó khăn nhưng tình yêu nước của họ không hề nghèo. Trải qua 4000 năm lịch sử, 1000 năm dưới ách phong kiến, dưới sự cai trị của Trung Quốc, đất nước ta đâu lụi bại tinh thần. Vẫn có những vị anh hùng như Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nữ tướng Hai Bà Trưng,... Trần Hưng Đạo xưa cũng từng căm phẫn quân Nguyên Mông mà nói rằng: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm". Khí thế là vậy, quân theo một lòng. Chỉ một bài Hịch, ông lấy được lòng vạn quân. Thử hỏi nếu ta không có tinh thần yêu nước sao có thể làm nên chiến thắng Sông Bạch Đằng vẻ vang của Ngô Quyền, sao có thể rửa kiếm bằng máu quân thù.
Tinh thần yêu nước ấy còn kéo dài mãi theo dòng chảy lịch sử vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những hành động dã man của kẻ ngoại lai đã tàn phá biết bao làng mạc, cánh đồng, nhà cửa. Những cơn mưa hóa chất làm bao nhiêu cánh rừng xanh tươi thành cánh rừng của sự chết chóc, từ đó đến nay bao nhiêu thế hệ phải hứng chịu tàn dư của chúng: chất độc màu da cam. Chiến tranh đau thương tiễn những mái đầu xanh. Đó là những anh vệ quốc quân một lòng ra đi bảo tồn sông núi, đó là những em "lượm" đi liên lạc giữa mưa bong bão đạn, đó là những bà mẹ nhiều năm nuôi giấu người lính trẻ. Chỉ với tinh thần yêu nước ấy, những anh sinh viên đang ngồi trên giảng đường phải xếp bút nghiêng ra tiền tuyến, lên căn cứ địa nơi mảnh đất Việt Bắc- địa chỉ đỏ của dân tộc
Tinh thần yêu nước ấy lan truyền và được nhân dân ta tiếp nhận cho đến ngày hôm nay. Bao người dân Việt Nam vẫn giữ vững những truyền thống văn hóa tốt đẹp như tà áo dài, đạo lí uống nước nhớ nguồn,... Người ta xây nhiều đền đài, đắp những tượng đài tưởng nhớ những người có công dựng nước và giữ nước. Họ thể hiện tinh thần dân tộc bằng sự tưởng nhớ. Giờ đây, những mảnh đất thời chiến đã được nhân dân một lòng bảo vệ và dựng xây phát triển. Khi hòa bình, tình yêu đất nước trở thành một thứ tình cảm đặt sâu trong tim, thành nguồn động lực để kiến thiết nước nhà. Khi có nguy cơ chiến tranh, tinh thần yêu nước ấy được bộc lộ ra một cách mãnh liệt. Bao người Việt khi nghe tin Trung Quốc đánh chiếm đảo nước ta, nhiều người đã hy sinh để bảo vệ bờ biển nước nhà, họ căm phẫn, uất hận Trung Quốc, kẻ bành trướng ngang tàn. Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều thế hệ trẻ coi nhẹ tinh thần yêu nước. Họ đi du học và vì lợi ích phát triển của cá nhân mà không trở về Việt Nam để đóng góp cho tổ quốc, hay những kẻ luôn vụ lợi, tham nhũng của dân của nước. Những kẻ đó đáng bị chỉ trích và lên án.
Tinh thần yêu nước theo dòng chảy lịch sử, mãi mãi len lỏi vào sâu thăm tâm hồn những người Việt. Tinh thần đó là một tinh thần đẹp đẽ và cao cả nhường nào.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu