Tham khảo!
♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….
- Các quốc gia phát triển:
+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.
+ Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.
+ Tuy nhiên, già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang già đi.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.
+ Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.
+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên…