Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
balck rose

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?

[Trích Nhớ rừng - Thế Lữ]

1. Chỉ ra tác dụng của các câu hỏi tu từ trong đoạn thơ trên.[0,5 điểm]
2. Điệp ngữ "đâu, nào đâu'' có ỹ nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc nhân vật "ta"?[0,5 điểm]
3. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng đại từ "ta" trong đoạn thơ.[1 điểm]
4. Suy nghĩ của em về 4 bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ.[2 điểm]

Lê Thị Hải
4 tháng 3 2020 lúc 8:41

1. Câu hỏi tu từ thể hiện cảm xúc nuối tiếc khôn nguôi của nhân vật con hổ với quá khứ.

2. Điệp ngữ "đâu, nào đâu" có ý nghĩa thể hiện cảm xúc tiếc nuối, sự hụt hẫng vô hạn của nhân vật "ta" khi quá khứ đã qua không thể trở lại lần nữa.

3. Đại từ "ta" khẳng định vị thế chủ động, đứng ở ngôi cao nhất của chúa tể sơn lâm.

4.

- Thời điểm: đêm trăng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.

- Cấu tứ: Một câu nói về thiên nhiên, một câu nói về hình ảnh con hổ. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, lãng mạn và thi vị. Hình ảnh con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng và đầy uy lực. Cảnh dù hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm của con hổ nhưng hết sức sống động, như thước phim của kí ức được tua lại vẹn nguyên trong trí óc của con hổ.

- 4 bức tranh mở ra 4 cảnh, mở ra 4 kỉ niệm về quá khứ vàng son của con hổ. 4 cảnh này được xem là tuyệt bút, tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo. Đoạn thơ này thể hiện sự am hiểu và sự vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Thế Lữ. Bởi tứ bình là nghệ thuật đặc sắc của thơ ca thời trung đại. Khi nói về vẻ đẹp cao sang quý phái, người ta thường hay sử dụng hình ảnh long, li, quy, phượng; khi nói về vẻ đẹp của người quân tử, thường gửi gắm vào hùng ảnh tùng, cúc, trúc, mai; hay khi nói đến 4 nghề nghiệp thường sử dụng tứ trụ: ngư, tiều, canh, mục. Tranh tứ bình với 4 cặp câu thường tự nó biểu đạt một nội dung hoàn chỉnh, kí thác một nỗi niềm nào đó. Trở lại với đoạn thơ của Thế Lữ, ta thấy được, mỗi cặp câu cũng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Hình ảnh con hổ là biểu tượng cho những người dân VN bị mất tự do thời bấy giờ đã mang lại cho câu thơ, đoạn thơ dáng dấp hiện đại. Và bức tranh tứ bình trong bài thơ này tự nó đã tạo thành một chỉnh thể, diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh: nói về nỗi nhớ của con hổ với quá khứ vàng son.

- Đoạn bức tranh tứ bình này mỗi cảnh là một mảnh ghép của kí ức, có cảnh ban ngày, có cảnh ban đêm, có cảnh lãng mạn thi vị, có cảnh linh thiêng, thâm u. Những đường nét của bức tranh tứ bình ấy đã làm tái hiện vẹn nguyên quá khứ vàng son của con hổ. Điều đó cho thấy nỗi nhớ da diết cồn cào của con hổ khi sống trong trạng thái tù đày, mất tự do.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
Lê Quang Hiếu
Xem chi tiết
Quỳnh Trần Thị Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Kim Nguyễn
Xem chi tiết
Kau Nhok Tinh Nghich
Xem chi tiết
Lan Lu
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết