Hướng dẫn soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Majikku

Đọc văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và trả lời câu hỏi sau :

Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

Tuệ Phạm
15 tháng 10 2017 lúc 19:15

+ Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.

+Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu tả cảnh

Đúng tick cho mình nha mình học rồi đúng lun

leuleubanhleu

Tuệ Phạm
15 tháng 10 2017 lúc 19:19

Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch
ok

Tuệ Phạm
15 tháng 10 2017 lúc 19:11

cho mình hỏi là dich tho hay la phien am

Chibi Usa
16 tháng 10 2017 lúc 14:31

1. Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
- Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

vũ tiến đạt
25 tháng 10 2017 lúc 17:01

ko tán thành vì

- Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình.

+ Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.

Akatsu Rossa
15 tháng 10 2018 lúc 20:48

Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Đỗ Đình Hưng
29 tháng 5 2019 lúc 9:46

gianroi


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Diễm Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
lan tong
Xem chi tiết
Hoàng Tử Quỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết