Luyện tập tổng hợp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Van Nguyen

Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

BÉ NA

Nhiều buổi sớm tập thể dục trước nhà, tôi thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Khi đứng lên, cậu nhìn một lát vào căn nhà còn đóng cửa.

Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này lại không bán hay đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm?

Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi:

-Cháu muốn làm "cô tiên" giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả?

Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên:

-Sao bác biết ạ?

-Bác biết hết. Này nhé, hàng đêm, có một "cô tiên" đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào?

Bé Na cười bẽn lẽn và nói:

-Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ?

-À ra thế!

Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi:

-Bác không được nói cho ai biết đấy nhé!

Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà.

Theo Lê Thị Lai

Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Bé Na mang những thứ gì bỏ vào sọt rác trước nhà vào buổi tối?

a. Mấy túi ni lông, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.

b. Chiếc dép da, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.

c. Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.

Câu 2: Vì sao bé Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi?

a. Vì bé Na muốn làm "cô tiên" xinh đẹp để được mọi người yêu thích.

b. Vì bé Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền.

c. Vì bé Na thương cậu bé mồ côi mẹ phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền.

Câu 3: Vì sao bé Na không muốn nói cho ai biết việc mình giúp đỡ cậu bé?

a. Vì bé Na coi đó là việc rất nhỏ, không đáng để khoe khoang.

b. Vì bé Na sợ cậu bé ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người.

c. Vì bé Na sợ mọi người coi thường cậu bé mồ côi nghèo khổ.

Câu 4: Cụm từ nào dưới đây có thể dùng đặt tên khác cho truyện Bé Na?

a. Cậu bé nhặt ve chai.

b. Việc nhỏ nghĩa lớn.

c. Việc làm nhỏ bé.

Câu 5: Việc làm của tác giả ở cuối truyện "Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà." giúp em hiểu được điều gì?

a. Lòng nhân hậu của bé Na được người khác noi theo.

b. Tác giả rất tốt bụng.

c. Tác giả rất chăm chỉ.

Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ thông minh:

a. tinh anh, sáng dạ.

b. tinh anh, sáng tỏ.

c. sáng dạ, sáng tỏ.

Câu 7: Câu nào dưới đây tù in nghiêng được dùng với nghĩa chuyển:

a. Cộng rơm nhô ra ở miệng tượng.

b. Hoa nở ngay trên miệng hố bom.

c. Miệng cười như thể hoa ngâu.

Câu 8: Hai từ chặt và nắm ở dòng nào dưới đây đều là động từ:

a. Tên trộm bị trói chặt/ nắm lấy sợi dây thừng.

b. Mẹ chặt thịt gà dưới bếp/ ăn hết một nắm cơm.

c. Đừng chặt cây cối/ bé nắm chắc tay em.

Câu 9: Hai vế trong câu ghép Tuy quả đó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. có mối quan hệ với nhau là:

a. Nguyên nhân – kết quả.

b. Tương phản.

c. Tăng tiến.

Câu 10: Câu nào dưới đây là câu ghép:

a. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.

b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.

c. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Câu 11. Đặt câu với cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ:

a) Nguyên nhân – kết quả:

.....................................................................................................................................

b) Điều kiện (giả thiết ) – kết quả:

.....................................................................................................................................

c) Tương phản:

.....................................................................................................................................

d) Tăng tiến:

.....................................................................................................................................

Câu 12. Thay thế các danh từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp rồi chép lại câu văn sau khi đã thay:

a) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Bôn chộp được con chuồn chuồn.

.................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

..............................................................................................................................

Câu 13.Trong câu “ Nam đang học lớp 5. Hùng cũng vậy.”

a. Là câu có đại từ thay thế cho động từ.

b. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ

c. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ.

Câu 14.Trong ví dụ: “ Bạn Hà học rất giỏi. Bạn Nam học cũng như thế.” Đại từ được dùng để làm gì?

a. Dùng để thay thế cho động từ.

b. Dùng để xưng hô.

c. Dùng để thay cho tính từ.

" lớp 5 nha . Nhìn dài thôi chứ ngắn . Do bài văn thôi "


Các câu hỏi tương tự
Sakura Linh
Xem chi tiết
Sakura Linh
Xem chi tiết
Jina Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh
Xem chi tiết
Dương Hoàng Minh
Xem chi tiết
Hàn Lâm Thiên Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Chó Doppy
Xem chi tiết
Phan Ngọc Linh
Xem chi tiết