Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
" Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giay đỏ buồn không thắm :
Mực đọng trong nghiên sầu .... "
( Ngữ văn 8 , tập 2 , NXBGD 2005 , trang 9 )
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ .
c) Trong số các từ sau , những từ nào cùng trường từ vựng ? ( giấy , đỏ , mực , thuê )
d) Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ đó ?
HELP ME !!!!!!!
a)Đoạn thơ trên trích trong văn bản "Ông đồ". Tác giả là Vũ Đình Liên.
b)Phương thức biểu đạt chính: câu hỏi tu từ và biểu cảm.
c)Những từ cùng trường từ vựng đồ dùng để viết là giấy và mực.
d)Hai câu cuối sử dụng biện pháp nhân hóa.
Tác dụng: tả nỗi buồn của sự vật để nói lên nỗi buồn của ông đồ khi thời thế thay đổi, bị người đời lãng quên, qua đó, thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Vũ Đình Liên.
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
Tác phẩm : Ông Đồ
Tác giả : Vũ Đình Liên
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ .
Phương thức biểu đạt : biểu cảm.
c) Trong số các từ sau , những từ nào cùng trường từ vựng ? ( giấy , đỏ , mực , thuê )
Từ cùng trường từ vựng là : giấy và mực.
d) Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ đó ?
- Hai câu cuối có biện pháp tu từ : nhân hóa
=> Tác dụng : Thể hiện nỗi buồn thê lương của ông đồ và sự cảm thương sâu sắc cho một truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người Việt đã bị lãng quên.
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
Tác phẩm : Ông Đồ
Tác giả : Vũ Đình Liên
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ .
Phương thức biểu đạt : biểu cảm.
c) Trong số các từ sau , những từ nào cùng trường từ vựng ? ( giấy , đỏ , mực , thuê )
Từ cùng trường từ vựng là : giấy và mực.
d) Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ đó ?
- Hai câu cuối có biện pháp tu từ : nhân hóa
=> Tác dụng : Thể hiện nỗi buồn thê lương của ông đồ và sự cảm thương sâu sắc cho một truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người Việt đã bị lãng quên.