Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
♥ ♥ ♥

Đọc kĩ ba văn bản : Ông tôi, Nụ cười của mẹ, Bàn tau yêu thương (Ngữ văn 6, tập 1, trang 120-123).

a, Xác định nhân vật chính, ngôi kể và chủ đề mỗi văn bản, mỗi chủ đề đó được thể hiện chủ yếu ở những sự việc nào .

b, So sánh 3 dàn ý và những nhận xét của em về ba văn bản trên. Từ đó, em học được gì trong vieecj sắp xếp sự viêc.

๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
12 tháng 8 2017 lúc 8:55

+ Chủ đề : Ca ngợi người ông hiền từ, có tâm hồn tinh tế và giàu lòng yêu thương. Điều đó thể hiện qua toàn bộ diễn biến sự việc trong bài.

+ Ngôi kể : ngôi ba

+ Nhân vật chính : người ông

- Văn bản Nụ cười của mẹ :

+ Chủ đề : Tinh thần tận tụy và tấm lòng yêu thương học trò của mẹ tôi, một cô giáo lớp 1. Điều đó thể hiện rõ nhất qua biểu tượng nụ cười của mẹ.

+ Ngôi kể : ngôi ba

+ Nhân vật chính : người mẹ

- Văn bản Bàn tay yêu thương :

+ Chủ đề : Bàn tây cô giáo là biểu tượng của yêu thương vì bàn tay ấy trìu mến, cần mẫn nâng đỡ em học sinh khuyết tật, không chỉ dắt em đi mà còn xóa đi những mặc cảm trong em. Chủ đề đề được thể hiển rất cảm động trong bức tranh vẽ bàn tay của em học sinh tật nguyền.

+ Ngôi kể : ngôi ba

+ Nhân vật chính : người cô giáo

๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
12 tháng 8 2017 lúc 9:17

- Các sự việc trong văn bản Ông tôi được sắp xếp theo đường thẳng, phát triển theo mục trình bày từng nét tính cách, của nhân vật người ông :

+ Những sự việc nói lên tình yêu hoa.

+ Những sự việc nói lên tình yêu cháu.

- Các sự việc trong văn bản Nụ cười của mẹ được sắp xếp theo đường xoáy ốc tròn : từ những sự việc xa, ý nghĩa còn mờ đến sự việc gần với chủ đề càng ngày càng rõ ý nghĩa chủ đề, cuối cùng dẫn đến điểm đỉnh là nụ cười mãn nguyện, yêu thương. Rồi hai chi tiết cuối cùng tiếp tục tôn cao biểu tượng chủ đề.

- Các sự việc trong văn bản bàn tay yêu thương cũng được sắp xếp theo đường tròn xoáy trôn ốc mà điểm đỉnh là bàn tay yêu thương của cô giáo. Nhưng sự phát triển của sự việc không theo kiểu tăng tiến như văn bản nụ cười của mẹ, mà dường như nó cứ xuất hiện trái ngược với những suy nghĩ của mọi người, gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, đến cuối cùng mọi người mới vỡ nhẽ : Bàn tay mà cô bé học trò vẽ là bàn tay cô giáo vì cô luôn dắt em ra sân chơi. Và tới đây chủ đề đã rõ.

\(\Rightarrow\) Từ đó có thể thấy cách kể chuyện đời thường thật phong phú. Qua ba văn bản trên, ít nhất ta học được 2 kiểu :

- Kiểu 1 : Chọn vài tính cách nổi bật ở nhân vật, rồi chọn các sự việc tiêu biểu nhằm làm rõ từng tính cách, sắp xếp sự việc theo tính cách mà người kể định làm rõ.

- Kiểu 2 : Chọn một nét tiêu biểu ở nhân vật, tìm một hình ảnh làm biểu tượng trung tâm, sau đó xây dựng sự việc nhằm dẫn dắt, thuyết minh, lí giải tới sự việc trung tâm.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 8:06

a)bn chép ra đc ko..chả nhớ cái gì


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Vĩnh Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Tú Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh Chi
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Mynz Nhàn Lee
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tuyết
Xem chi tiết
TRẦN PHAN ĐỨC THUẬN_nh
Xem chi tiết
Pham Thuy Tien
Xem chi tiết