Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
" Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không, có những đám mây bàng bạc, tôi lại mơn man nhớ lại, sống lại những ngày mùa đông, giữa những ngày mùa của làng quê tôi. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Vườn chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những đuôi, vạt áo nắng. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lịu có mấy chiếc lá đỏ... Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
1. Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
2. Tác giả đã sử ụng những giác quan nào để miêu tả? Nêu cụ thể.
3. Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.
1.
Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự , Miêu tả và Biểu cảm.
2.Là các giác quan:
- Thị giác: mái nhà, con gà, con chó,...
- Xúc giác: mặt nước nhè nhẹ
- Cảm giác: đầm ấm, trù phú
- Khứu giác: mùi thơm của nước
3.
Đoạn văn đã vẽ lên một khung cảnh mùa thu vùng nông thôn với màu sắc chủ đạo là màu vàng. Tác giả cảm nhận bức tranh mùa thu không chỉ bằng những giác quan thông thường mà còn cảm nhận bằng cả tâm hồn. Đọc đoạn văn chúng ta thấy tác giả là một người rất yêu quê hương, gắn bó với quê hương.