Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Hỏi ( Hữu Thỉnh )
Tôi hỏi đất:
-Đất sống với nhau như thế nào?
-Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nhau như thế nào ?
-Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ :
-Cỏ sống với nhau như thế nào ?
-Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời
Tôi hỏi người :
-Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
-Người sống với nhau như thế nào ?
Tôi hỏi người :
-Người sống với nhau như thế nào?
Câu 1 : Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản
Câu 2: Xá định nội dung chính của văn bản trên . Dựa vào nội dung đó hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản
Câu 3 : Nêu và giải thích lối sống của đất, của nước, của cỏ trong văn bản
Câu 4 :Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 3 câu cuối của văn bản và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp nghệ thuật ấy
Nghị luận xã hội : hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ tìm lời giải đáp cho câu hỏi của tác giả :
"Người sống với người như thế nào"
Câu 1.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Biểu cảm, tự sự.
Câu 4.
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và hiệu quả nghệ thuật:
- Biện pháp nhân hóa: Tác giả hóa thân và tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với các sự vật vô tri để từ đó gửi gắm những chiêm nghiệm về thế giới người. Việc nhân hóa đã giúp thổi hồn vào các sự vật vô tri.
- Biện phép điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Câu hỏi tu từ được lặp lại nhưng ở mỗi sự vật khác nhau lại có những câu trả lời khác nhau. Phép điệp ngữ, điệp cấu trúc không chỉ góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ mà còn góp phần tạo nên một cuộc đối thoại để mỗi người tự vấn và soi chiếu chính bản thân mình.
- Biện pháp ẩn dụ: được sử dụng qua câu hỏi tu từ được điệp lại hai lần trong bài thơ "Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?". Nếu như với cây cỏ, đất, nước, các sự vật sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng chúng sống tôn trọng và chan hòa với nhau. Nhưng câu hỏi tu từ được điệp lại 2 lần ở cuối bài phần nào bộc lộ sự hoài nghi về cách sống của con người. Phép ẩn dụ nhằm thức tỉnh con người sống trân trọng, yêu thương nhau hơn...
Câu 5.
Từ bài học về lối sống của đất, nước, cỏ, tác giả đã gửi gắm lời nhắc nhở của mình về lối sống ở thế giới người. Đó là biết sống tôn trọng, hòa hợp, thân ái, nhân văn hơn.
3)– Đất sống “tôn cao nhau”: Nâng đỡ, nương tựa tạo ra sự vững chãi trước những thử thách nghiệt ngã.
– Nước sống “làm đầy nhau”: Hợp lưu lấp đầy, khỏa lấp những khoảng trống, mềm mại, linh hoạt.
– Cỏ sống “đan vào nhau”: Hòa hợp, vươn xa, tạo thành một chân trời rộng lớn.
5(Gợi ý
– Trong văn bản, câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?” được lặp đi lặp lại tói ba lần, lần nào cũng khắc khoải, đau đáu mà không có một câu trả lời? Kết thúc như vậy tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Tác giả đã gieo vào lòng người đọc câu hỏi suy ngẫm, đòi hỏi mỗi người cần nghiêm túc trả lời.
Câu trả lời chính là “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau”, nghĩa là phải sống đẹp và sống có ý nghĩa.
– Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp. Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến. Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.
– Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác,..