I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Tiễn vợ đi làm, con đi học, Christopher Blair vội vàng vào mạng. Ở đó, một thế giới hoàn
toàn khác đang chờ đón anh ta: thế giới tin giả. Tờ Washington Post mở đầu bài viết về một nhân
vật chuyên sản xuất tin giả rồi lan truyền chúng trên mạng như thế.
Viết xong chữ “tin nóng”, anh ngừng lại để cân nhắc: hôm nay nên bịa chuyện gì, có thể là
Hillary Clinton đã chết trong một phi vụ bí mật ở nước ngoài nhằm chuyển lậu th...
Đọc tiếp
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Tiễn vợ đi làm, con đi học, Christopher Blair vội vàng vào mạng. Ở đó, một thế giới hoàn
toàn khác đang chờ đón anh ta: thế giới tin giả. Tờ Washington Post mở đầu bài viết về một nhân
vật chuyên sản xuất tin giả rồi lan truyền chúng trên mạng như thế.
Viết xong chữ “tin nóng”, anh ngừng lại để cân nhắc: hôm nay nên bịa chuyện gì, có thể là
Hillary Clinton đã chết trong một phi vụ bí mật ở nước ngoài nhằm chuyển lậu thêm người nhập cư
vào Mỹ, cũng có thể là Tổng thống Trump được trao giải Nobel hòa bình nhờ lòng can đảm phản
bác biến đổi khí hậu.
Năm 2016, trong mùa chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, Blair tạo trang riêng cho mình trên
Facebook, đặt tên là America’s Last Line of Defense (Hàng phòng thủ cuối cùng của nước Mỹ).
Thoạt tiên, anh ta cùng vài người bạn muốn xây dựng một trang châm biếm chính trị, châm chọc
những ý tưởng cực đoan của phe cực hữu.
Suốt hai năm qua, anh ta bịa ra đủ tin quái dị nhất: bang California áp dụng luật Hồi giáo,
cựu tổng thống Bill Clinton trở thành kẻ giết người hàng loạt, cựu tổng thống Barack Obama trốn
lính khi mới 9 tuổi... Rất nhiều người trên Facebook bấm “like”, hay “share” các câu chuyện này
mà không hề biết ý định viết châm biếm của Blair.
Washington Post cho hay trang của anh ta trở thành một trong những trang được ưa chuộng
nhất trên Facebook đối với những người trên 55 tuổi và ủng hộ Trump.
Mặc dù Blair tuyên bố rõ “Không có gì là thật trên trang này” nhưng các câu chuyện bịa của
anh ta vẫn được chia sẻ, được các trang tin chuyên đăng tin giả trích đăng lại. Trang của anh ta thu
hút chừng 6 triệu lượt người vào xem mỗi tháng.
Có lần Blair viết trên tài khoản Facebook của mình:“Bất kể chúng tôi có phân biệt chủng tộc,
mù quáng, độc địa hay giả đến mức độ nào đi nữa, người ta vẫn quay lại để đọc. Giới hạn là ở đâu?
Đâu là điểm dừng để người ta nhận ra họ đang bị nhồi nhét các thứ rác rưởi và quyết định quay về
thực tại?”
(Trích Lời tự thú của một kẻ viết tin giả kiếm tiền, Nguyễn Vũ, Tuổi trẻ Online 10/12/2018)
1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. (1.0 điểm)
2. Giải thích ý nghĩa của từ “cực đoan” trong câu “Thoạt tiên, anh ta cùng vài người bạn muốn xây
dựng một trang châm biếm chính trị, châm chọc những ý tưởng cực đoan của phe cực hữu”. (1.0
điểm)
3. Theo anh/chị, việc những người viết tin giả trên Facebook như Christopher Blair vẫn có thể kiếm
tiền được từ “công việc” của mình đã phản ánh điều gì về mạng xã hội? (1.0 điểm)
4. Văn bản trên cho anh/chị bài học gì về việc ứng xử với những tin tức trên mạng xã hội? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 đ)
Từ nội dung văn bản của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 20
dòng), trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của tin giả trên mạng xã hội.
MỌI NGƯỜI ƠI GIÚP EM VỚI. EM CẢM TẠ NHIỀU Ạ . MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHANH NHANH NHA TẠI THỨ 5 NÀY EM NỘP BÀI RỒI Ạ. EM ĐA TẠ MỌI NGƯỜI NHIỀU.