Phần I: Đọc- hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, vì mỗi giọt máu cho đi sẽ có một cuộc đời ở lại. Không chỉ vậy bạn còn được khám sức khỏe, kiểm tra nhóm máu và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.Theo nghiên cứu, hiến máu không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Những người thường xuyên hiến máu trong nhiều năm thường giảm được 88% các cơn đau tim và 33% bệnh tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ…Mặt khác, khi hiến máu, cơ thể giống như được “thay máu”, các thành phần máu được tái tạo và trẻ hóa, có sức đề kháng cao hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày…Một giọt máu hồng, san sẻ yêu thương. Cho đi những giọt máu chính là bạn đang ươm mầm sự sống.
(Theo báo đời sống, sức khỏe)
a/ Xác định phương thức biểu đạt. (0.5đ)
b/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Hãy diễn đạt nội dung ấy bằng một vài câu văn..(1đ)
c/ Tìm một câu ghép trong đoạn văn trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. (1,5 điểm )
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn(6-8 câu) trình bày các giải pháp của em để kêu gọi mọi người nói không với thuốc lá. (3đ)
Câu 2: Em hãy thuyết minh một đồ dùng học tập hoặc một đồ dùng sinh hoạt. (4đ)
Giúp mình với nha mình cần bài gấp!!!!!
Giúp mình với ạ!!!
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án trước câu trả lời đúng nhất.
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy (…) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người…”
(Trích Ngữ Văn 8 – tập II)
1.4: Câu văn:“Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì?
1.5: Câu văn: “Phép dạy nhất định phải theo Chu Tử” thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Điều khiển C. Hứa hẹn
B. Trình bày D. Bộc lộ cảm xúc
1.6: Trình tự lập luận của tác giả trong đoạn văn trên là gì?
(Gợi ý: -Trình bày nội dung học sau đến phương pháp học.
- Trình bày phương pháp học đến nội dung học.
- Trình bày quan niệm về cách học đến kết quả học tập.
- Trình bày kết quả học tập và nêu phương pháp học.)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án trước câu trả lời đúng nhất.
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy (…) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người…”
(Trích Ngữ Văn 8 – tập II)
1.4: Câu văn:“Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì?
1.5: Câu văn: “Phép dạy nhất định phải theo Chu Tử” thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Điều khiển C. Hứa hẹn
B. Trình bày D. Bộc lộ cảm xúc
1.6: Trình tự lập luận của tác giả trong đoạn văn trên là gì?
(Gợi ý: -Trình bày nội dung học sau đến phương pháp học.
- Trình bày phương pháp học đến nội dung học.
- Trình bày quan niệm về cách học đến kết quả học tập.
- Trình bày kết quả học tập và nêu phương pháp học.)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Bạn hãy cho đi những gì người khác thực sự cần để giá trị của sự giúp đỡ ấy được phát huy ở mức cao nhất. Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá. Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần.
Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. Một đứa trẻ con nhà giàu ngày nào cũng được ăn đủ các thứ đồ ăn ngon, đủ loại kẹo bánh đắt tiền chắc chắn sẽ không cảm thấy vui sướng khi bạn cho nó một gói kẹo bạn mua ở một cửa hàng bình dân. Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn.
Hãy xác định kiểu câu và chức năng của câu in đậm trên.
Giúp mình với ạ!
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Ghi đoạn trích sau vào vở Đề cương, đọc kĩ và trả lời các câu hỏi: Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng âng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. […..] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... - Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thẳng Mục nấp trong nhà, ngay đẳng sau nó, tóm lấy hai cằng sau nó dốc ngược lên [..] Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... [...] Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?" Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Câu 2: Liệt kê các từ láy có trong đoạn trích trên Câu 3: Trong các câu văn được in đỏ (gạch chân), em hãy chỉ ra các tính từ và động từ được nhà văn sử dụng? Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Đề bài : Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
"Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi , và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt , tôi toan trả lời có . Nhưng kịp nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt cười rất kịch của cô tôi kia,tôi cúi đầu không đáp.Vì tôi biết rõ .nhắc đến mẹ tôi ,cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi,một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng ,nợ nần cùng túng quá,phải bỏ con đi tha hương cầu thực.Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...Mặc dầu non 1 năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy 1 lá thư ,nhắn người thăm tôi lấy 1 lời và gửi cho tôi lấy 1 đồng quà.''
Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)
Đọc đoạn trích sau:
“Tình yêu thương là điều đầu tiên cũng là điều sau cùng tồn tại trên thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi, và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong Vòng tay thân thiết. Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không có sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kì diệu trong cuộc sống mang tên “Tình yêu thương” không? Hãy mở lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn
mình
Từ phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 từ ) trình bày suy nghỉ của em vè tình yêu thương con người
Giúp mik với :((