Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
" thình lình đèn điện tắt.... đột ngột vầng trăng tròn"
1. Bài thơ "Ánh trăng" có sự kết hợp của tự sự và trữ tình. Em hãy chỉ ra sự kết hợp đó và cho biết khổ thơ trên có vai trò như thế nào trong dòng tự sự của bài thơ?
2. Khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết " vầng trăng tròn"; trong đoạn thơ sau, một lần nữa nhà thơ lại viết " trăng cứ tròn vành vạnh". Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
3. Bài thơ "Ánh trăng" có cách trình bày khá đặc biệt: chỉ viết hoa chữ đầu dòng ở mỗi khổ. Vì sao lại như vậy?
4. Trăng vốn là nguồn thi hứng bất tận. Hãy ghi lại một câu thơ có hình ảnh trăng gắn bó với con người khi ở rừng. Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm.
1. Trong mạch tự sự là dòng hồi tưởng và quay lại hiện tại với biến cố "thình lình" vẫn là sự đan lồng của dòng cảm xúc: ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xấu hổ, thức tỉnh.
2. Hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" một lần nữa nhấn mạnh sự vẹn nguyên, ân nghĩa của quá khứ. Trăng cứ tròn đầy, thủy chung như vậy, dù lòng người đổi thay, lãng quên quá khứ.
3. Cách trình bày các khổ thơ đặc biệt như vậy đã tạo nên ấn tượng độc đáo, như một mạch kể liền mạch với sự đan cài của cảm xúc. Tạo nên sự ấn tượng và như diễn tả được cả dòng cảm xúc đang dâng trào trong lòng tác giả.
4. Trăng gắn bó với người trong thi ca:
- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(Đồng chí - Chính Hữu)
- Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về
(Tin thắng trận -Hồ Chí Minh)
- Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh)