ĐỌc các vd sau và hoàn thành theo mẫu để phân biệt công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối:
a) Chỉ có anh lính dõng A Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết -(1) cái anh chàng ranh mãnh đó - (2)rằng có thấy đôi ngọc dâu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
b) -(3) Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ ! -(4) Một chú bé con thầm thì.
-(5) Ồ ! Cái áo dài đẹp chửa ! -(6) Một cj con gái thốt ra
c) Thừa Thiên -(7) Huế là một tỉnh giau tiềm năng kinh doanh du lịch
d) -(8) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-(9) lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-(10) dát và Lo-(11) ren...
Stt của dấu câu | Dấu | Công dụng |
(1) | M: Dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thik |
(2) | ... | ... |
(3) | ... | ... |
(4) | ... | ... |
(5) | ... | ... |
(6) | ... | ... |
(7) | ... | ... |
(8) | ... | ... |
(9) | ... | ... |
(10) | ... | ... |
(11) | ... | ... |
Ai bt thì giúp mk vs....mai mk pải lm rồi....help me
STT của dấu câu | Dấu | Công dụng |
(1) | M: Dấu gạch ngang |
Mở đầu bộ phận chú thích |
(2) | Dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích. |
(3) | Dấu gạch ngang | Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(4) | Dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích |
(5) | Dấu gạch ngang | Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(6) | Dấu gạch ngang | Mở đầu bộ phận chú thích, giải thích |
(7) | Dấu gạch ngang | Nối các từ trong một liên danh |
(8) | Dấu gạch ngang | Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật |
(9) | Dấu gạch nối | Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(10) | Dấu gạch nối | Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |
(11) | Dấu gạch nối | Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài |