Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Song Đồng Châu

Diep ngu la gi? Tac dung cua diep ngu?

Mai Thúy Vân
23 tháng 4 2017 lúc 11:01

Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ

Lưu Hạ Vy
23 tháng 4 2017 lúc 11:19

a) Khái niệm

Điệp ngữ hay Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn làlặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

b) Tác dụng

Nhằm diễn đạt( vần, nhịp, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa , có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

Linh Phương
23 tháng 4 2017 lúc 22:41

- "Điệp ngữ" là "một biện pháp tu từ" trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

- Nếu như nhân hóa gán cho sự vật – hiện tượng tính cách, suy nghĩ giống như con người thì Điệp ngữ lại nhắc lại chúng nhiều hơn, bạn đọc chưa biết thế nào là Nhân hóa có thể đọc lại link bài Nhân hóa là gì trên
Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

- Mục đích của Điệp từ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng .Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo sự liệt kê.
Thảo Phương
24 tháng 4 2017 lúc 17:34

Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ hay một bài văn.

DiepTuDiepNgu

2. Các hình thức điệp ngữ

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định


VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…


Các câu hỏi tương tự
nguyen thi minh nguyet
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
你混過 vulnerable 他 難...
Xem chi tiết
你混過 vulnerable 他 難...
Xem chi tiết
le trang
Xem chi tiết
Nguyên Văn Trương
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết