Ôn tập lịch sử lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thủy Tiên

Địa tô lao dịch là gì ?

 

hình thức địa tô được áp dụng trong thời kì đầu của chế độ phong kiến, được nảy sinh trên cơ sở tất cả ruộng đất đều thuộc sở hữu của địa chủ phong kiến, nhưng được chia làm hai bộ phận: một bộ phận là tài sản và kinh tế trực tiếp của địa chủ, bộ phận còn lại đem chia cho nông nô dưới hình thức đất quân cấp. Bằng nông cụ và súc vật của mình, nông nô sử dụng một bộ phận thời gian canh tác trên phần đất được chia để sinh sống, còn đại bộ phận thời gian họ phải canh tác không công trên phần đất của địa chủ. Thời gian mà nông nô phải lao động không công trên ruộng đất của địa chủ bằng nông cụ và súc vật của mình gọi là ĐTLD. Nhìn chung, ĐTLD chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, khi còn kinh tế tự nhiên, sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động chưa cao, nhưng có sự phân chia lao động tất yếu và lao động thặng dư một cách rõ rệt cả về thời gian cũng như về không gian. Đồng thời, đây cũng là hình thức địa tô phản ánh một cách rõ ràng, cụ thể sự bóc lột của địa chủ, của chúa phong kiến đối với nông dân - nông nô.

mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 14:25

Địa tô  một loại thuế ruộng đất mà tá điền phải nộp lại cho địa chủ sau khi lĩnh canh ruộng đất để canh tác.

Shiba Inu
1 tháng 3 2021 lúc 14:27

Hình thức địa tô được áp dụng trong thời kì đầu của chế độ phong kiến, được nảy sinh trên cơ sở tất cả ruộng đất đều thuộc sở hữu của địa chủ phong kiến, nhưng được chia làm hai bộ phận: một bộ phận là tài sản và kinh tế trực tiếp của địa chủ, bộ phận còn lại đem chia cho nông nô dưới hình thức đất quân cấp. Bằng nông cụ và súc vật của mình, nông nô sử dụng một bộ phận thời gian canh tác trên phần đất được chia để sinh sống, còn đại bộ phận thời gian họ phải canh tác không công trên phần đất của địa chủ. Thời gian mà nông nô phải lao động không công trên ruộng đất của địa chủ bằng nông cụ và súc vật của mình gọi là địa tô lao dịch. Đây cũng là hình thức địa tô phản ánh một cách rõ ràng, cụ thể sự bóc lột của địa chủ, của chúa phong kiến đối với nông dân - nông nô.

Huy Nguyen
1 tháng 3 2021 lúc 18:51

phần sản phẩm thặng dư do những người sản xuất trong nông nghiệp tạo ra và nộp cho người chủ sở hữu ruộng đất. ĐT gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất. Đã từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, ĐT là do lao động của nô lệ và những người chiếm hữu ruộng đất nhỏ tự do tạo ra. Trong chế độ phong kiến, ĐT là phần sản phẩm thặng dư do nông nô tạo ra và bị chúa phong kiến chiếm đoạt, có khi còn bao gồm cả một phần sản phẩm tất yếu. Trong chủ nghĩa tư bản, do còn chế độ tư hữu về ruộng đất trong nông nghiệp nên vẫn tồn tại ĐT. Về thực chất, ĐT tư bản chủ nghĩa chính là phần giá trị thặng dư thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân và do nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp trả cho địa chủ. Nguồn gốc của ĐT tư bản chủ nghĩa vẫn là do lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. ĐT tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê. Trong chủ nghĩa tư bản, có các loại ĐT: ĐT chênh lệch, ĐT tuyệt đối và ĐT độc quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, khi ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, không còn là tư hữu của địa chủ hay nhà tư bản, thì những cơ sở kinh tế để hình thành ĐT tuyệt đối và ĐT độc quyền cũng bị xoá bỏ, nhưng vẫn tồn lại ĐT chênh lệch, song nó thuộc sở hữu của nhà nước và khác về bản chất với ĐT chênh lệch dưới chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp, lâm nghiệp, không gì thay thế được, và là tài nguyên quý giá của quốc gia. Nhà nước chuyển quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, và người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất; cho người nước ngoài thuê đất để lập doanh nghiệp hay để xây dựng trụ sở cơ quan ngoại giao; cho phép các tổ chức, cá nhân người Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh với người nước ngoài được góp vốn pháp định bằng giá trị đất sử dụng. Tuy hình thức ĐT tuyệt đối không còn, nhưng ruộng đất vẫn là một tư liệu sản xuất có giá trị và người sử dụng vẫn phải trả giá như là một loại ĐT.

Trần Thị Minh Duyên
1 tháng 3 2021 lúc 20:14

- Địa tô lao dịch là thời gian mà nông nô/ nông dân canh tác không công trên phần đất của lãnh chúa/ địa chủ bằng nông cụ và súc vật của mình.

- Ví dụ: trong thời kì đầu của chế độ phong kiến phương Tây, nông nô được nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy. Điều kiện để được nhận ruộng đất: hàng năm, ngoài nông sản (địa tô hiện vật) thì các nông nô còn phải lao động, làm việc không công trên phần ruộng đất của lãnh chúa bằng nông cụ và súc vật của mình mỗi tuần 3 - 4 ngày (theo quy định).


Các câu hỏi tương tự
kim seo jin
Xem chi tiết
kim seo jin
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mèo Méo
Xem chi tiết
bình lê
Xem chi tiết
Gia huỳnh
Xem chi tiết
Lân Nguyễn
Xem chi tiết
Moon Nèe
Xem chi tiết
lê nguyên bao ngoc
Xem chi tiết