[..] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng tháng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêu năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.[..]
(Sách Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì?
2. Chỉ ra điệp ngữ trong câu văn in đậm và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
3. Trong đoạn trích trên, cảnh sắc thiên nhiên miền Bắc vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng hiện lên qua những chi tiết nào? Nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh vật ấy.
1.
- Đoạn văn trên đc trích từ văn bản “ Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng.
-Mùa xuân của tôi là văn bản thể tuỳ bút.
3.
Cảnh sắc thiên nhiên miền Bắc hiện lên sau ngày Rằm thắng giêng đc thể hiện qua các chi tiết:
c- Mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn.
- Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong.
- Cỏ ko mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng lại có mùi hương man mác.
- Những vệt xanh tươi hiện ở trên trời.
- Trên dàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa.
- Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.