( bài lực đẩy Ác-si-mét và bài sự nổi)
Một vật nổi cân bằng trên mặt nước. Phần vật chìm trong nước có thể tích là 0,05m3. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
1)Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật
2)Xác định trọng lượng của vật đó
(các bạn chỉ cần lm câu 2) thôi, ko cần lm câu 1) đâu)
Fa=d.V
Fa=P(vật lơ lửng)
Cho 1 cái cân, có 1 bên là cốc nước (có nước), 1 bên là 1 quả cân bất kì sao cho 2 bên nặng bằng nhau. Nhúng tay vào cốc nước ( ko chạm vào đáy cốc ) thì ta được bên nào nặng hơn hay bằng nhau. Vì sao?
quả cân cốc nước
Một vật làm bằng kim loại nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên 100m 3.nếu treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trong lượng riêng của nước là 10000N/m3
A: tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật
B: Xác định khối lượng riêng của chất làm vật
Để xác định nhiệt đọ của một bếp lò, một người nung 1 quả cầu = đồng, khối lượng m = 50 g trong lò. Sau đó lấy ra và thả nhanh vào một nhiệt lượng kế = đồng khối lượng m1 = 200g, chứa m2 = 750 g nước ở nhiệt độ t2 = 20oC. Sau khi cân bằng, nhiệt độ của nhiệt lượng kế là t = 25,2oC. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là c1 = 380J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K.
a) Tính nhiệt độ của bếp lò
b) Phép đo này thật ko chính xác. Vậy sai số chủ yếu là do đâu
câu1: một gầu bằng nhôm có khối lượng 540g, dung tich là 5 lít. Để kéo gầu nước từ đáy giếng lên thì phải mất một công tối thiểu là bao nhiêu? Biết khoảng cách từ đáy giếng đến mặt nước là 5m, từ mặt nước đến miệng giếng là 10m (lực để kéo gầu nước lúc ở trong nước được coi là không đổi). Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 của nước là 1000kg/m3
câu 2: Hai quả cầu một quả bằng sắt, một quả bằng đồng có thể tich như nhau. Qủa cầu bằng sắt bị rỗng ở giữa. Nhúng chìm cả hai vào nước. So sánh lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên hai quả cầu.
Câu 3: Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100 cm. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống là 88cm
a) Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của htủy ngân là 136000N/m3
b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất lên đáy bình như trên không, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Câu 4: Hai vật A, B có thể tích bằng nhau được nhấn chìm trong một chất lỏng. Vật A nổi lên, còn vật B chìm xuống. Em hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật và so sánh trọng lượng của hai vật A và B.
Câu 16. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Chỉ có thể tăng dần
C. Chỉ có thể giảm dần
D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần
Nếu cho 2 quả cầu có cùng thể tích, một quả đặc và một quả rỗng vào nước thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu có bằng nhau không ?
Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm^3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc. Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó, biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500kg/m^3, của thiếc là 2700kg/m^3. Nếu:
a) Thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của bạc và thiếc.
b) Thể tích của hợp kim bằng 95% tổng thể tích của bạc và thiếc