Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc

Đề : Suy nghĩ của em về hành động “Học trước quên sau” và sống theo phương châm “Nước đến chân mới nhảy”

Thúy Vy
31 tháng 1 2020 lúc 15:26

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lin-h Tây
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
☆》Hãčķěř《☆
Xem chi tiết
Tún Phạm
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Jin hit
Xem chi tiết
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết