Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thành Phát no kat...

Đề: Gioi thieu ve Ha Noi

Minh Thư
22 tháng 12 2016 lúc 10:33

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây… Đây lắng hồn núi sông ngàn năm… Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu… Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi Thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Thành phố Hà Nội diện tích tự nhiên là 921 km2, dân số khoảng 3 triệu người. Sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người, gồm 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 18 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ), Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) và 1 thị xã: Sơn Tây. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Cái tên Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông. Hà Nội là vùng đất có được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp qua mấy ngàn năm tạo nên. Đặc điểm địa lí nổi bật của Hà Nội là có rất nhiều hồ (30 hồ lớn nhỏ). Một số hồ nổi tiếng đã đi vào thơ ca, nhạc họa như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu… Một đặc điểm nữa là Hà Nội – thành phố của cây xanh. Hầu hết các con đường của trung tâm Hà Nội đều được bao phủ bởi những hàng cây, cho nên không khí rất trong lành.

 

Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt. Một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1010, Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ, người sáng lập ra triều đình nhà Lí đã có một quyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La. Trong một chuyến du hành ra Bắc, lúc thuyền đi đến khúc sông ở sát chân thành, bỗng nhà vua thấy có con rồng bay vụt lên trời, cho là điềm lành nên mới đổi tên là thành Thăng Long. Thăng Long là tên Thủ đô nước ta từ 1010 đến 1804. Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi tên là Hà Nội. Như vậy là Thăng Long ***** Hà Nội đã có 1000 năm tuổi.

Nhận xét về địa thế của thành Đại La, vua Lí Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô: Thành Đại La… Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngồi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích quý giá thể hiện trình độ văn hóa cao của dân tộc ta và sự quan tâm đào tạo hiền tài cho đất nước của các triều đại phong kiến thời xưa. Văn Miếu có nhà bia, trong đó đặt 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. Quốc Tử Giám nằm trong khu Văn Miếu được xây dựng từ năm 1076, lúc đầu là nơi dạy dỗ các hoàng tử, sau mở rộng đối tượng, thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Khu Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỉ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 3 vòng. Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mĩ nữ, gọi là Tử cấm Thành. Thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có 16 cửa ộ, thời Nguyễn còn 12 cửa và đến đầu thế kỉ XX chỉ còn 5 cửa là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Trong mấy năm trở lại đây, khu Hoàng Thành Thăng Long đã được khai quật và bảo vệ, chuẩn bị đón khách tham quan nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến Thủ đô, du khách sẽ thích thú, say mê trước cảnh đẹp hồ Gươm được mệnh danh là chiếc lẵng hoa giữa lòng thành phố. Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Vào thế kỉ XV, quân xâm lược nhà Minh từ phương Bắc tràn sang cướp nước ta. Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn. Buổi đầu, lực lượng còn yếu, không thể địch nổi thế mạnh của kẻ thù. Long Quân đã ngầm cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nhờ vậy mà sau 10 năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch quân cướp nước ra khỏi bờ cõi, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt. Lê Lợi lên ngôi vua. Nhân một buổi đẹp trời, nhà vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai thần Kim Quy (Rùa Vàng) nổi lên đòi lại thanh gươm báu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, thường gọi là hồ Gươm. Hồ Gươm với Tháp Rùa là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có hồ Tây, tên chữ là Dâm Đàm (đầm sương mù) vì lúc sáng sớm và chiều tối, mặt hồ sương giăng mù mịt, khung cảnh huyền ảo như chốn thần tiên. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Vũ, đường Thanh Niên, làng hoa Nhật Tân, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Nghi Tàm… là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chiều thu, heo may se lạnh, ta ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ, nhấm nháp món bánh tôm nóng giòn, nhìn ra mặt hồ mênh mông sóng gợn, quả là thú vị vô cùng! Giữa quảng trường Ba Đình lộng gió, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hoa cương xám, mang hình dáng một bông sen cách điệu, in bóng sừng sững lên nền trời mùa thu xanh biếc. Nơi đây, Bác Hồ – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, anh hùng cứu nước vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới… đời đời yên nghỉ. Hằng ngày, lăng mở cửa đón các đoàn đại biểu và du khách muôn phương về đây viếng Bác – CON NGƯỜI tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp truyền thống và sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau lăng Bác là khu bảo tàng với nhiều kỉ vật, tư liệu quý giá, ghi dấu từng quãng đời hoạt động cách mạng sôi nổi và đầy bão táp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách đó không xa là chùa Một Cột, tên chữ là chùa Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu), được xây dựng từ năm 1049, thời vua Lí Thái Tông. Tương truyền rằng vì nhà vua đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi nên hay đến. các đền chùa cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trên đài hoa sen ở hồ nước phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. ít lâu sau, hoàng hậu sinh hoàng tử. Nhà vua đã cho dựng chùa này theo dáng dấp một bông sen nở trên mặt nước như đã thấy trong giấc mộng kì lạ để thờ Phật Bà Quan Âm. Thủ đô Hà Nội còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác như đền thờ Hai Bà Trưng, đền Chèm, cụm di tích đền thờ Phù .Đổng Thiên vương, đền thờ Đức Thánh Trần, đền thờ vua Lê, vườn bách thú Thủ Lệ, công viên Lê-nin, công viên nước Hồ Tây, các phố cổ, phố nghề (36 phố phường), chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, làng gốm Bát Tràng… tất cả đều nổi tiếng. Đất nước bước vào thời kì mở cửa, nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, dẫn đến sự đổi thay rõ rệt trong đời sống nhân dân và quy mô phật triển của các thành phố, đô thị. Sau khi Quốc hội thông qua quyết định mở rộng Thủ đô (tháng 7 năm 2008), thì Hà Nội bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên là 3.324,92 krrì2. Dân số là 6.448.837 người. Thủ đô Hà Nội giống như cậu bé làng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ kiêu hùng, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Nam, một quốc gia đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trước toàn thế giới.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Trương Hồng Hạnh
22 tháng 12 2016 lúc 10:34

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, thủ đô thân yêu, trái tim của cả nước. Không phải vì tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên mới có tình yêu Hà Nội đến cháy bỏng như vậy. Phải nói rằng bất kỳ ai đến Hà Nội một lần đều muốn gắn bó sâu nặng với Hà Nội giống tôi.

Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long đã có lịch sử ngàn năm văn hiến, theo đó có bề dày truyền thống văn hóa đáng tự hào. Có thể nói, lịch sự của Hà Nội gắn bó với những năm tháng lịch sử thăng trầm của Tổ quốc Việt Nam ta. Ngay từ thuở An Dương Vương lập nước Âu Lạc, nơi đây đã được chọn làm nơi đóng đô (thành Cổ Loa). Đến thời Ngô Quyền, thành Cổ Loa vẫn được tin tưởng giao trọng trách là nơi “tụ họp của bốn phương đất nước”. Đến thời vua Lí Công Uẩn, hiểu rõ vị thế linh thiêng của Hà Nội “có thể rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…” (“Chiếu dời đô”), nhà vua đã quyết định thiên kinh từ vùng đất Hoa Lư về nơi này.

Qua các giai đoạn lịch sử, mảnh đất linh thiêng của tổ quốc đã được thay tên vài lần, qua các triều đại: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Gắn bó với lịch sử thăng trầm của nước nhà, chính nơi đây đã diễn ra bao buổi thăng triều của những vị vua đời Lí – Trần – Lê, chính nơi đây đã diễn ra hội nghị Diên Hồng với lời hô “Đánh! Đánh!” quân Sát Thát đầy hào khí của các vị bô lão đời Trần, chính nơi đây chứng kiến cảnh phát triển rực rỡ của thời Lê sơ thịnh vượng… Có những thời kì nơi đây không phải kinh đô nhưng vị trí trung tâm kinh tế – văn hóa thì không hề thay đổi. Đặc biệt, văn hóa Hà Nội là một nét tự hào không chỉ của riêng người đất kinh kì mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng làm giấy, chạm khảm, làm bánh cuốn, trồng rau… Hà Nội cũng nổi tiếng với vốn ẩm thực phong phú, đa dạng và tinh tế “Bánh cuốn Thanh Trì”, “Cá rô đầm Sét”, “Húng Láng”, “Phở”… Đặc biệt, trong cách sống, cách ăn, cách nói hàng ngày người Hà Nội cũng vô cùng thanh lịch:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Tình hình kinh tế xã hội phát triển Hà Nội nhiều lần được mở rộng về địa giới hành chính, những truyền thống lịch sử – văn hóa cũng theo đó mà phong phú, giàu có hơn lên.

Những di tích lịch sử – văn hóa của Hà Nội được coi là chứng nhân cho bề dày lịch sử – văn hóa vô cùng giàu có của Hà Nội. Mỗi tên địa danh lại gợi đến bao câu chuyện lịch sử, bao niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hóa. Loa Thành, Hồ Gươm, gò Đống Đa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột… Và đặc biệt, Hà Nội cũng là nơi nổi tiếng với những cảnh đẹp khó quên.

Đến thăm Hà Nội, chúng ta không thể bỏ qua địa danh nổi tiếng của vùng đất này, đó là hồ Tây. Đến với những “phố nhỏ ngõ nhỏ” đã trở thành cảm hứng sáng tác vô tận cho họa sĩ Bùi Văn Phái. Đến với những con phố “Hà Nội mùa cây cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thơm nồng…” Hay đơn giản là đến với Hà Nội để bồi hồi đi dưới những chùm hoa sữa thơm nồng mà nhà thơ Nguyễn Phan Hách đã gọi đó là “hương của mối tình đầu”…

Và dĩ nhiên, tôi yêu Hà Nội không chỉ bởi sự nổi tiếng, đẹp đẽ và nên thơ của nơi đây. Đơn giản bởi tôi đã biết yêu Hà Nội ngay từ thuở nhỏ. Từ tình yêu dành cho người mẹ tảo tần, vất vả, người cha vững vàng, rắn rỏi; những người hàng xóm cởi mở, chân tình; cho cả những hàng cây lao xao gió gọi. Và còn từ tình yêu, niềm thích thú say mê với những trò bắt dế, bắt ve, thả diều muôn thuở… Vậy đấy, tình yêu Hà Nội – tình yêu quê hương đã lớn dần trong tôi bắt đầu từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất. Mảnh đất Hà Nội đã gợi trong tôi biết bao niềm yêu mến và tự hào.

Tôi rất tự hào vì mình là người con Hà Nội để ngày ngày được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, được hòa mình vào bầu trời thu Hà Nội, được nghe hơi thở của đất trời và đặc biệt được sống bên cạnh những con ngưởi văn minh thanh lịch.

Minh Thư
22 tháng 12 2016 lúc 10:34

Giới thiệu về thủ đô Hà Nội

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều chọn cho mình một thành phố có điều kiện địa lí, có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước mình. Nói cách khác là mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một thủ đô riêng, lấy đó là đại diện cho bộ mặt, cho sự phát triển của cả đất nước. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đã lựa chọn Hà Nội là thủ đô của mình, đây là một trong hai trung tâm kinh tế,c hính chị, xã hội, văn hóa, giáo dục lớn nhất của cả nước. Là nơi tập trung bộ máy nhà nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không chỉ là mảnh đất của những tiềm năng kinh tế, chính trị mà Hà Nội còn là một vùng đất ngàn năm văn hiến cùng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Thủ đô Hà Nội là thủ đô ngàn năm tuổi, kể từ năm 1010 khi vị vua triều lí là Lí Công Uẩn đã quyết định rời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Thăng Long đến nay, thì thủ đô Hà Nội cũng vừa tròn một ngàn năm tuổi. Để kỉ niệm ngàn năm văn hiến của mình thì vào năm 2010 Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón “Một ngàn năm Thăng Long Hà Nội” để cùng với quốc dân đồng bào cùng chia sẻ niềm tự hào của dân tộc ngàn năm tuổi, đồng thời cũng là lời tuyên bố trong tự hào với các quốc gia trên thế giới, rằng Việt nam là đất nước có truyền thống văn hóa, lâu đời.

Không phải là ngẫu nhiên mà khi xưa Lí Thái Tổ lựa chọn thành Thăng Long chính là kinh đô mới của Việt Nam. Thành Thăng Long hội tụ đầy đủ các yếu tố cả về địa lí , cả về yếu tố trọng yếu về chính trị để trở thành nơi quan trọng nhất của đất nước. Theo lập luận của Lí Thái Tổ, thành Thăng Long được thế “rồng cuộn hổ ngồi”. lại đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông, dựa núi. Địa hình thì rộng mà bằng, đất đai cao mà phẳng. Nếu sinh sống nơi đây người dân sẽ không phải đương đầu với nạn lụt lội, vạn vật cũng phong phú tốt tươi. Và khắp đất Việt thì thành Thăng Long chính là nơi trọng yếu hội tụ của đất nước.

Và lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn của vua Lí Thái Tổ là hoàn toàn đúng đắn, vì ngày nay, trải qua hàng ngàn năm thì thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay vẫn là lựa chọn hàng đầu làm thủ đô,là nơi trung tâm của đất nước. Tên gọi Hà Nội có cách đây vào khoảng cuối thế kỉ mười tám, đầu thế kỉ mười chín. Về ý nghĩa của tên gọi này có thể lí giải như sau, Hà Nội tức là thành phố nằm trong sông, cách lí giải này phù hợp với vị trí địa lí của thủ đô Hà Nội, bởi đây chính là thành phố được bồi tụ, bao bọc bởi con sông Hồng rộng lớn. Khi xưa, Hà Nội còn có tên gọi khác là sông Nhị Hà.

 

Hà Nội là mảnh đất được sông Hồng bồi tụ qua nhiều năm, phù sa của sông đã bồi đắp lên một mảnh đất màu mỡ, cũng nhờ vậy mà người dân Việt Nam có thể sinh sống và phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Và ngày nay, những vùng được sông hồng bồi tụ nói chung đã trở thành một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước. Ngày nay, để đi vào Hà Nội thì ta sẽ phải đi qua sông Hồng bằng bốn cây cầu lớn nổi tiếng sau: Cầu Long Biên, đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, cây cầu này được Pháp xây dựng vào thời Pháp Thuộc, ngoài ra còn ba cây cầu khác được Việt Nam xây dựng trong những năm gần đây, đó chính là cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì.

Hà Nội là nơi trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, ngày nay trên lãnh thổ của thành phố Hà Nội còn tồn tại dấu tích của một nền văn hiến lâu đời, đó là dấu tích khảo cổ của nền văn hóa lâu đời, hiện nay được lưu giữ và trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long. Đó chính là nơi vua quan thời Lí đóng đô, hiện nay vẫn còn những khu di tích cổ như tượng đá đầu rồng, biểu tượng cho sự phát triển của thời Lí, cùng với đó là bao dấu tích quan trọng khác. Nếu có một lần đến tham quan Hà Nội thì các bạn sẽ được chứng kiến tận mắt những dấu hiệu của nền văn minh cổ ấy.

Nói về danh lam thắng cảnh thì thủ đô Hà Nội thực sự là một địa điểm lí tưởng cho các cuộc tham quan, du ngoạn, nổi tiếng nhất có thể kể đến đó chính là Lăng Bác. Đây là nơi vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam yên giấc ngàn thu. Tại đây, mọi người có thể vào lăng thăm viếng và tỏ lòng thành kính với người. Cùng trong khuôn viên của lăng Bác còn có bảo tàng Hồ Chí Minh, có nhà sàn của Hồ Chí Minh và chùa Một Cột. Một địa danh khác cũng vô cùng thú vị, đó chính là hồ Hoàn Kiếm, đây là hồ gắn liền với sự tích vua Lê Lợi hoàn kiếm cho Long Vương sau khi đại thắng quân Minh. Trên hồ Hoàn Kiếm có tháp Rùa, bên cạnh là ngôi đền cổ Ngọc Sơn và cây cầu Thê Húc nổi tiếng.

Đến với thủ đô Hà Nội ta không chỉ thấy được sự phát triển của một thủ đô, một thành phố tầm cỡ của quốc gia mà ta còn có thể thưởng ngắm những danh lam thắng cảnh đẹp, được tìm hiểu về nền văn hiến của thành phố ngàn năm tuổi. Đặc biệt, Hà Nội cũng là nơi có văn hóa ẩm thực vào loại độc nhất của Việt Nam, ở đây có các món ăn nổi tiếng như: Phở Bò, bún thang, cốm, bún chả… Đây thực sự là một địa điểm lí tưởng cho tất cả mọi người.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Lưu Hạ Vy
22 tháng 12 2016 lúc 10:41

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây… Đây lắng hồn núi sông ngàn năm… Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu… Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi Thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Thành phố Hà Nội diện tích tự nhiên là 921 km2, dân số khoảng 3 triệu người. Sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người, gồm 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 18 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ), Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) và 1 thị xã: Sơn Tây. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Cái tên Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông. Hà Nội là vùng đất có được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp qua mấy ngàn năm tạo nên. Đặc điểm địa lí nổi bật của Hà Nội là có rất nhiều hồ (30 hồ lớn nhỏ). Một số hồ nổi tiếng đã đi vào thơ ca, nhạc họa như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu… Một đặc điểm nữa là Hà Nội – thành phố của cây xanh. Hầu hết các con đường của trung tâm Hà Nội đều được bao phủ bởi những hàng cây, cho nên không khí rất trong lành.

 

Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt. Một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1010, Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ, người sáng lập ra triều đình nhà Lí đã có một quyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La. Trong một chuyến du hành ra Bắc, lúc thuyền đi đến khúc sông ở sát chân thành, bỗng nhà vua thấy có con rồng bay vụt lên trời, cho là điềm lành nên mới đổi tên là thành Thăng Long. Thăng Long là tên Thủ đô nước ta từ 1010 đến 1804. Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi tên là Hà Nội. Như vậy là Thăng Long ***** Hà Nội đã có 1000 năm tuổi.

Nhận xét về địa thế của thành Đại La, vua Lí Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô: Thành Đại La… Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngồi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

 Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích quý giá thể hiện trình độ văn hóa cao của dân tộc ta và sự quan tâm đào tạo hiền tài cho đất nước của các triều đại phong kiến thời xưa. Văn Miếu có nhà bia, trong đó đặt 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. Quốc Tử Giám nằm trong khu Văn Miếu được xây dựng từ năm 1076, lúc đầu là nơi dạy dỗ các hoàng tử, sau mở rộng đối tượng, thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Khu Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỉ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 3 vòng. Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mĩ nữ, gọi là Tử cấm Thành. Thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có 16 cửa ộ, thời Nguyễn còn 12 cửa và đến đầu thế kỉ XX chỉ còn 5 cửa là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Trong mấy năm trở lại đây, khu Hoàng Thành Thăng Long đã được khai quật và bảo vệ, chuẩn bị đón khách tham quan nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến Thủ đô, du khách sẽ thích thú, say mê trước cảnh đẹp hồ Gươm được mệnh danh là chiếc lẵng hoa giữa lòng thành phố. Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Vào thế kỉ XV, quân xâm lược nhà Minh từ phương Bắc tràn sang cướp nước ta. Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn. Buổi đầu, lực lượng còn yếu, không thể địch nổi thế mạnh của kẻ thù. Long Quân đã ngầm cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nhờ vậy mà sau 10 năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch quân cướp nước ra khỏi bờ cõi, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt. Lê Lợi lên ngôi vua. Nhân một buổi đẹp trời, nhà vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai thần Kim Quy (Rùa Vàng) nổi lên đòi lại thanh gươm báu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, thường gọi là hồ Gươm. Hồ Gươm với Tháp Rùa là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có hồ Tây, tên chữ là Dâm Đàm (đầm sương mù) vì lúc sáng sớm và chiều tối, mặt hồ sương giăng mù mịt, khung cảnh huyền ảo như chốn thần tiên. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Vũ, đường Thanh Niên, làng hoa Nhật Tân, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Nghi Tàm… là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chiều thu, heo may se lạnh, ta ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ, nhấm nháp món bánh tôm nóng giòn, nhìn ra mặt hồ mênh mông sóng gợn, quả là thú vị vô cùng! Giữa quảng trường Ba Đình lộng gió, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hoa cương xám, mang hình dáng một bông sen cách điệu, in bóng sừng sững lên nền trời mùa thu xanh biếc. Nơi đây, Bác Hồ – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, anh hùng cứu nước vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới… đời đời yên nghỉ. Hằng ngày, lăng mở cửa đón các đoàn đại biểu và du khách muôn phương về đây viếng Bác – CON NGƯỜI tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp truyền thống và sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau lăng Bác là khu bảo tàng với nhiều kỉ vật, tư liệu quý giá, ghi dấu từng quãng đời hoạt động cách mạng sôi nổi và đầy bão táp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách đó không xa là chùa Một Cột, tên chữ là chùa Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu), được xây dựng từ năm 1049, thời vua Lí Thái Tông. Tương truyền rằng vì nhà vua đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi nên hay đến. các đền chùa cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trên đài hoa sen ở hồ nước phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. ít lâu sau, hoàng hậu sinh hoàng tử. Nhà vua đã cho dựng chùa này theo dáng dấp một bông sen nở trên mặt nước như đã thấy trong giấc mộng kì lạ để thờ Phật Bà Quan Âm. Thủ đô Hà Nội còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác như đền thờ Hai Bà Trưng, đền Chèm, cụm di tích đền thờ Phù .Đổng Thiên vương, đền thờ Đức Thánh Trần, đền thờ vua Lê, vườn bách thú Thủ Lệ, công viên Lê-nin, công viên nước Hồ Tây, các phố cổ, phố nghề (36 phố phường), chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, làng gốm Bát Tràng… tất cả đều nổi tiếng. Đất nước bước vào thời kì mở cửa, nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, dẫn đến sự đổi thay rõ rệt trong đời sống nhân dân và quy mô phật triển của các thành phố, đô thị. Sau khi Quốc hội thông qua quyết định mở rộng Thủ đô (tháng 7 năm 2008), thì Hà Nội bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên là 3.324,92 krrì2. Dân số là 6.448.837 người. Thủ đô Hà Nội giống như cậu bé làng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ kiêu hùng, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Nam, một quốc gia đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trước toàn thế giới.
Phương Trâm
22 tháng 12 2016 lúc 11:13

Tham khảo:

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều chọn cho mình một thành phố có điều kiện địa lí, có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước mình. Nói cách khác là mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một thủ đô riêng, lấy đó là đại diện cho bộ mặt, cho sự phát triển của cả đất nước. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đã lựa chọn Hà Nội là thủ đô của mình, đây là một trong hai trung tâm kinh tế,c hính chị, xã hội, văn hóa, giáo dục lớn nhất của cả nước. Là nơi tập trung bộ máy nhà nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không chỉ là mảnh đất của những tiềm năng kinh tế, chính trị mà Hà Nội còn là một vùng đất ngàn năm văn hiến cùng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Thủ đô Hà Nội là thủ đô ngàn năm tuổi, kể từ năm 1010 khi vị vua triều lí là Lí Công Uẩn đã quyết định rời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Thăng Long đến nay, thì thủ đô Hà Nội cũng vừa tròn một ngàn năm tuổi. Để kỉ niệm ngàn năm văn hiến của mình thì vào năm 2010 Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón “Một ngàn năm Thăng Long Hà Nội” để cùng với quốc dân đồng bào cùng chia sẻ niềm tự hào của dân tộc ngàn năm tuổi, đồng thời cũng là lời tuyên bố trong tự hào với các quốc gia trên thế giới, rằng Việt nam là đất nước có truyền thống văn hóa, lâu đời.

Không phải là ngẫu nhiên mà khi xưa Lí Thái Tổ lựa chọn thành Thăng Long chính là kinh đô mới của Việt Nam. Thành Thăng Long hội tụ đầy đủ các yếu tố cả về địa lí , cả về yếu tố trọng yếu về chính trị để trở thành nơi quan trọng nhất của đất nước. Theo lập luận của Lí Thái Tổ, thành Thăng Long được thế “rồng cuộn hổ ngồi”. lại đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông, dựa núi. Địa hình thì rộng mà bằng, đất đai cao mà phẳng. Nếu sinh sống nơi đây người dân sẽ không phải đương đầu với nạn lụt lội, vạn vật cũng phong phú tốt tươi. Và khắp đất Việt thì thành Thăng Long chính là nơi trọng yếu hội tụ của đất nước.

Và lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn của vua Lí Thái Tổ là hoàn toàn đúng đắn, vì ngày nay, trải qua hàng ngàn năm thì thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay vẫn là lựa chọn hàng đầu làm thủ đô,là nơi trung tâm của đất nước. Tên gọi Hà Nội có cách đây vào khoảng cuối thế kỉ mười tám, đầu thế kỉ mười chín. Về ý nghĩa của tên gọi này có thể lí giải như sau, Hà Nội tức là thành phố nằm trong sông, cách lí giải này phù hợp với vị trí địa lí của thủ đô Hà Nội, bởi đây chính là thành phố được bồi tụ, bao bọc bởi con sông Hồng rộng lớn. Khi xưa, Hà Nội còn có tên gọi khác là sông Nhị Hà.

 

Hà Nội là mảnh đất được sông Hồng bồi tụ qua nhiều năm, phù sa của sông đã bồi đắp lên một mảnh đất màu mỡ, cũng nhờ vậy mà người dân Việt Nam có thể sinh sống và phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Và ngày nay, những vùng được sông hồng bồi tụ nói chung đã trở thành một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước. Ngày nay, để đi vào Hà Nội thì ta sẽ phải đi qua sông Hồng bằng bốn cây cầu lớn nổi tiếng sau: Cầu Long Biên, đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, cây cầu này được Pháp xây dựng vào thời Pháp Thuộc, ngoài ra còn ba cây cầu khác được Việt Nam xây dựng trong những năm gần đây, đó chính là cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì.

Hà Nội là nơi trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, ngày nay trên lãnh thổ của thành phố Hà Nội còn tồn tại dấu tích của một nền văn hiến lâu đời, đó là dấu tích khảo cổ của nền văn hóa lâu đời, hiện nay được lưu giữ và trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long. Đó chính là nơi vua quan thời Lí đóng đô, hiện nay vẫn còn những khu di tích cổ như tượng đá đầu rồng, biểu tượng cho sự phát triển của thời Lí, cùng với đó là bao dấu tích quan trọng khác. Nếu có một lần đến tham quan Hà Nội thì các bạn sẽ được chứng kiến tận mắt những dấu hiệu của nền văn minh cổ ấy.

Nói về danh lam thắng cảnh thì thủ đô Hà Nội thực sự là một địa điểm lí tưởng cho các cuộc tham quan, du ngoạn, nổi tiếng nhất có thể kể đến đó chính là Lăng Bác. Đây là nơi vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam yên giấc ngàn thu. Tại đây, mọi người có thể vào lăng thăm viếng và tỏ lòng thành kính với người. Cùng trong khuôn viên của lăng Bác còn có bảo tàng Hồ Chí Minh, có nhà sàn của Hồ Chí Minh và chùa Một Cột. Một địa danh khác cũng vô cùng thú vị, đó chính là hồ Hoàn Kiếm, đây là hồ gắn liền với sự tích vua Lê Lợi hoàn kiếm cho Long Vương sau khi đại thắng quân Minh. Trên hồ Hoàn Kiếm có tháp Rùa, bên cạnh là ngôi đền cổ Ngọc Sơn và cây cầu Thê Húc nổi tiếng.

Đến với thủ đô Hà Nội ta không chỉ thấy được sự phát triển của một thủ đô, một thành phố tầm cỡ của quốc gia mà ta còn có thể thưởng ngắm những danh lam thắng cảnh đẹp, được tìm hiểu về nền văn hiến của thành phố ngàn năm tuổi. Đặc biệt, Hà Nội cũng là nơi có văn hóa ẩm thực vào loại độc nhất của Việt Nam, ở đây có các món ăn nổi tiếng như: Phở Bò, bún thang, cốm, bún chả… Đây thực sự là một địa điểm lí tưởng cho tất cả mọi người.

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 12 2016 lúc 18:15

Gió heo may đã về trên những con phố thâm nâu rợp bóng cây của Hà Nội. Mùa thu thoảng hương cốm, nồng nàn hoa sữa và rực vàng sắc hoa cúc là mùa của những cảm xúc ngọt ngào, của những nhớ mong da diết.

Sớm mai dạo phố trong cơn gió heo may se lạnh, những chiếc xe đạp kĩu kịt chở những bó hoa cúc vàng rực rỡ từ ngoại thành đã hối hả mang hương sắc mùa thu đến cho người Hà thành.

Có người gọi những chiếc xe hoa ấy là xe chở mùa, kể cũng đúng. Một góc phố lao xao, một con đường ồn ào, chỉ cần chiếc xe đạp buộc dăm bó cúc đằng sau hay đôi quang gánh trĩu đầy màu vàng ươm của cô hàng hoa là đã đủ để cuộc sống vội vã chùng hẳn xuống, nhường chỗ cho vẻ đẹp của mùa thu. Giờ đang là giữa thu, lại có mấy trận mưa làm tiết trời bớt hanh hao hơn. Loáng thoáng đã thấy thiếu nữ Hà thành khoác lên mình chiếc áo thun mỏng chầm chậm dạo phố.

Ở góc đường Bà Triệu-Nguyễn Du, thường các chị, các cô vẫn hay bày những gánh hoa cúc, hoa hồng ngay lề đường, người mua chỉ cần tấp xe vào vỉa hè và chọn cho mình những bông ưng ý. Mua hoa lề đường đã trở thành một cái thú của nhiều người Hà Nội nhưng dạo gần đây không thấy những gánh hoa đầy sắc màu ấy nữa, chắc đã chuyển chỗ khác. Đi qua góc phố này, vì thế, nhiều người đâm ngẩn ngơ như bị thiếu một điều gì rất thân quen, rất gần gũi với mình.

Mùa thu cũng là mùa ta được hít đầy lồng ngực mùi hương nồng nàn đặc trưng của hoa sữa, nhất là độ tháng 10. Chạy xe đến phố Quang Trung, đường Nguyễn Du để tìm hoa, vẫn biết là còn sớm, vì thường hoa sữa chỉ thơm nhất cữ cuối thu, nhưng sao những ca từ trong Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, càng làm cho tình yêu mùa thu Hà Nội đậm sâu hơn "Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du, những đêm hoa sữa thơm nồng", hay "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm" của nhạc sĩ Hồng Đăng cũng vậy.

Một người bán cốm trước cổng vào làng Vòng

Phải, hai con phố này và cả đường Bà Triệu, đoạn gần Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội nữa cũng thường ngát hương hoa sữa khi thành phố lên đèn. Mùi hoa sữa ngào ngạt đến nỗi át cả mùi bánh trung thu tràn ngập vỉa hè trước cửa hàng của xí nghiệp. Bây giờ, tiếc là hoa sữa Hà Nội không còn nhiều nữa, chắc chỉ độ dăm ba chục cây là cùng.

Lòng vòng qua hồ Gươm ngắm mùa thu. Các loại xe hơi, xe máy hiện đại chạy vùn vụt trên đường, nhưng hồ vẫn dành cho người đi bộ những bất ngờ đáng yêu: một gốc cây xum xuê um tùm, một vườn hoa rực rỡ, một cầu Thê Húc duyên dáng. Khách du lịch nước ngoài thật lạ - họ đi vòng quanh hồ đến ba vòng vẫn chưa đã! Vừa đi, họ vừa thong thả nhẩn nha ngắm cảnh, chụp hình, chốc chốc lại hí hoáy ghi chép.

Một cô gái Thụy Sĩ tôi gặp trên đường vòng quanh hồ mỉm cười khi nghe tôi hỏi: "Sao bạn đi nhiều thế?". Cô ấy giải thích rằng đến hồ Gươm vào mùa thu, cô như gặp lại bóng hình mặt hồ xanh trong phẳng lặng ở Geneve, quê hương thanh bình của cô. Vì thế, chỉ ở Hà Nội năm ngày trước khi đi Hạ Long nhưng cô đã kịp thuộc lòng gần hết những gốc cây quanh hồ. Ra thế, mùa thu còn làm những người đi xa ngóng trông về quê mẹ!

Chỉ có điều đáng buồn là mặt nước xanh của hồ chỗ gần bờ khá bẩn, có cả túi nilon bị vứt xuống. Nghe đâu, thành phố sắp triển khai dự án làm sạch nước hồ trong hai năm với sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức. Được thế thì mừng quá, vì "lá phổi của thủ đô" phải thật trong sạch chứ.

Vòng vèo phố cổ Hà Nội. Những con phố xưa ngõ xưa với lô xô nhà cổ bé xíu, mái ngói rêu phong thâm trầm nép mình dưới những tán bàng lòe xòe tỏa bóng mát. Lá bàng vẫn xanh, lấp ló qua những tán lá thấy cả một tầng trời xanh ngắt. Đến cuối thu lá mới ngả sang màu đỏ. Dưới gốc bàng, một bà cụ đang bán cốm. Mùa thu mà được nhâm nha cốm giót với chuối trứng cuốc thì tuyệt! Phải nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tả cốm rất hay: "Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua". Thứ "thời trân" quý giá ấy, món quà quê xinh xinh bọc trong những gói thơm phức ấy vẫn còn có chỗ đứng giữa thời cuộc ngày càng sôi động gấp gáp này thì kể cũng là may.

Sáng mùa thu ở hồ Gươm

Nỗi nhớ mùa thu trong tôi, một người Hà thành đang ở giữa Hà thành, đang may mắn tận hưởng vẻ quyến rũ của mùa thu chắc không thể bằng những người bạn đang xa quê hương đèn sách xứ người. Một cô bạn thân đang học ở Anh email rằng giá như được nhận chút gió heo may, chút hương cốm, cánh hoa sữa li ti và những giọt nắng thủy tinh lấp lánh thì không gì sướng hơn.

Nhà văn tài hoa Băng Sơn đã viết như thế này về mùa thu Hà Nội: “Hà Nội thu là một khao khát thèm thuồng của bao người xa quê, phải lang bạt chân trời góc bể, thậm chí dằng dặc xứ người… Mùa thu Hà Nội là mùa thu của một bến bờ neo đậu bao nhiêu thương quý nhớ nhung”!

 

Chiều nay, lang thang trên những con phố nồng nàn mùa thu để tìm về một thời chưa xa, bước chân tôi chợt vô tình dừng bước trước ngôi trường cũ thân thương đầy ắp những ký ức học trò đang vọng về. Ngôi trường của tôi có cái tên thật dễ gọi, dễ nhớ - Trường Bưởi - lúc nào cũng rợp bóng cây che ngút tầm mắt. Ôi, ngôi trường với những bóng cây đã che nắng, che mưa suốt thời cắp sách đến trường của tôi. Ngôi trường yêu dấu trong tâm tưởng chẳng thể nào quên những trận đá bóng thứ Tư hàng tuần, những lần trốn học đi bơi thuyền hồ Tây hay vào Bách Thảo đá cầu…

Nhìn những nữ sinh tóc dài chấm vai thong thả đạp xe với “tà áo tung bay tựa mây trắng”, tôi nhớ da diết thuở học trò đầy nghịch ngợm. Lại nhớ một ánh mắt thầm trách kín đáo hay câu nói vu vơ nhưng gửi gắm biết bao tin tưởng của cô bạn học có lúm má đồng tiền xinh xắn.

Ngày đi học, tôi thích nhất giờ tan học và thường ngẩn ngơ mỗi khi tà áo dài trắng muốt của cô bạn chầm chậm đi qua đường Phan Đình Phùng, để rồi lẽo đẽo đạp xe theo sau. Con đường này mùa thu đẹp và bình yên đến nao lòng. Những thềm lá vàng rơi lót êm bước chân người qua và xanh một khoảng trời qua kẽ lá. Người đi rồi, sau lưng vẫn “thềm nắng lá rơi đầy”.

Mùa thu Hà Nội là mùa của những cung bậc sắc thái tình cảm, xa gần nhung nhớ, là mùa của những ký ức ngọt ngào chợt ùa về, của nhớ mong yêu thương và cả giận hờn trách móc. Thế nên, chiều nay, đi ngang qua chỗ cô hàng cốm nhỏ xinh “cười như mùa thu tỏa nắng” bán những hạt ngọc màu xanh lưu ly, tôi sà xuống bảo cô bán cho một gói, rồi chọn một góc “điển hình” ngắm phố xưa Hà thành - quán trà chén vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, trước cửa trụ sở Hội Nghệ sĩ Việt Nam - để nhâm nha, thưởng ngoạn hương vị đồng quê trong tiết trời se se nhưng dịu nhẹ nắng thu, để nhớ lại thời học trò. Bên kia đường, mấy cô cậu học trò đang ôn bài dưới bóng cây hoàng lan…

 

   

Các câu hỏi tương tự
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Đinh Dung
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
你混過 vulnerable 他 難...
Xem chi tiết
Tú Tài Lê
Xem chi tiết
nguyễn lam phương
Xem chi tiết
nguyenhainam
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Dương
Xem chi tiết
bùi văn đạt
Xem chi tiết