ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8
1. Nêu những điểm giống nhau, khác nhau giữa cơ thể người và các ĐV Lớp Thú? Điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì?
2. Trong giờ hoc thể dục, bạn Tuấn vừa chạy xong100m thì cảm thấy nhịp thở nhanh hơn, tim đập nhanh, mồ hôi ra nhiều hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?
3. Vẽ đường đi của xung TK trong cung phản xạ? phân biệt phản xạ với cảm ứng ở TV?
4. Xương có đặc tính cơ bản gì? Tại sao HS ngồi hoc không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo cột sống? Vì sao người già xương dễ bị gãy, khi gãy thì lâu hồi phục?
5. Giải thích vì sao xương động vật được hầm lâu thì bở?
6. Cấu tạo của xương dài, xương ngăn và xương dẹt? Nhờ đâu mà xương to ra, dài ra được?
7. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá?
Tách câu hỏi ra hỏi em nhé!
Câu 1:
Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú là:
* Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
* Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định: có tư duy, tiếng nói và chữ viết.
--> Người tiến hóa hơn đv thuộc lớp thú
Câu 3:
Đường đi xung tk trong cung phản xạ:
* Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật là: cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh.
- Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.
Câu 4:
- Xương có hai đặc tính cơ bản : mềm dẻo và bền chắc.
+ Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể
+ Nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể
- Hs ngồi học tư tế không đúng lâu ngày bị cong vẹo cột sống vì : Xương trẻ em có rất nhiều chất hữu cơ ( cốt giao) chất này có tính mềm dẻo, nên xương trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng khi có tư thế không đúng hay là sơ xuất nhỏ. Chất này sẽ khiến xương cong và dễ gãy.
- Người già xương dễ gãy, khi gãy lâu phục hồi vì: Ở người già thì xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm
Câu 5:
- Xương bở do chất hữu cơ (cốt giao) dễ phân hủy ở nhiệt độ cao → xương mất tính mềm dẻo → dễ tan ra.
Câu 6:
Cấu tạo xương dài
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
Xương to ra và dài ra do:
- Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương.
- Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng.
Câu 7:
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ => ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ => hiện tượng co cơ cứng hay gọi là " chuột rút ".