đề cương ôn tập nè các bạn
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? Biện pháp phòng tránh.
2. Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn>
3. Thức ăn được chia thành mấy nhóm? Nêu mục đích của từng nhóm thức ăn.
4. Thế nào là bữa ăn hợp lí? Trình bày nguyên tắc bữa ăn hợp lí trong gia đình?
5. Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
6. Kể tên các nguồn thu nhập?
các bạn nhớ trả lời nhá tuần sau mik thi rùi!!!
1.
Nguyên nhân: - Do thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật. - Do thức ăn bị biến chất. - Do trong thức ăn có sẵn chất độc (như cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc…). - Do thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm. Biện pháp: - Vệ sinh nhà bếp, chén đĩa,... - Rửa tay trước khi ăn. - Nấu chín và bảo quản thức ăn cẩn thận. - Rửa kỹ thực phẩm. - Không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng.5
thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc,cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày
nguyên tắc xây dựng bữa ăn:
- xây dựng thực đơn
-lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
-chế biến thực phẩm
-bày bàn và thu dọn sau khi ăn
6
tiền lương
tiền lãi bán hàng
tiền bán sản phẩm
tiền làm ngoài giờ
tiền tiết kiệm
tiền học bổng
tiền trợ cấp xã hội
tiền lương hưu
..........
Câu 1:
- Có 4 nguyên nhân:
+ Ngộ độc do thức ăn hiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
+ Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
+ Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,...)
+ Ngộ do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm,...
Câu 2:
- Đun nấu lâu sẽ mất đi các sinh tố dễ tan trong nước: Sinh tố nhóm B (B1, B6, B12), C, PP,...
- Chiên lâu sẽ mất đi các sinh tố tan trong chất béo: A, D, E, K
* Những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn:
- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi
- Khi nấu tránh khuấy nhiều
- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm
- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
Câu 3:
* Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta phân chia thức ăn làm 4 nhóm:
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất đường bột
- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng
* Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết,... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn
Câu 4:
- Bữa ăn có sự phới hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng
- Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán
- Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng
- Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn
- Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món ăn chính đã có sẵn
Câu 5:
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ được phục vụ trong bữa tiệc cỗ, liên hoan hoặc hay bữa ăn thường ngày
a) Thực đơn phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất
- Ví dụ: Bữa ăn thường ngày: 3 - 4 món ăn, thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản
b) Thực đơn phải đủ các loại thức ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế
Câu 6:
- Thu nhập bằng tiền: Gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi bán hàng, tiền hưu, tiền lãi tiết kiệm, tiền bán sản phẩm, tiền làm ngoài giờ,...
- Thu nhập bằng hiện vật: Gồm các sản phẩm tự sản xuất ra như thóc, ngô, khoai, rau, hoa, quả, gia súc (heo, trâu, bò,...), gia cầm (gà, vịt,...)