Đề cương ôn địa , bạn nào giả giúp mình với
1, So sánh sự khác và giống nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang
2, Trình bày đặc điểm về dân cư Châu Á ? Vì sao dân cứ Châu Á đông?
3, Trình bày đặc điểm khác nhau về địa hình , khí hậu của phần đất liền và hải đảo của khu vực Đông Á
4, Trình bày đặc sự phân bố lượng mưa ở Nam Á. Giải thích nguyên nhân dẫn đến lượng phân bố không đều ở khu vực Nam Á
5, So sánh sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu gió mùa
6, Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của Châu Á
7, Giải thích vì sao khu vực Châu Á gió mùa thuận lợi phát triển cây lúa nước . Vì sao Tây Nam Á có 3 mặt tiếp giáp biển nhưng khí hậu khắc nghiệt
8, So sánh sự khác nhau về địa hình , khí hậu của vùng Nam Á với Tây Nam Á
1,
a) Giống nhau:
Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển. Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.b) Khác nhau:
Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung. Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.2,- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.
- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.
3,- Phần đất liền:
+ Nửa phía tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
+ Nửa phía đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
- Phần hải đảo là vùng núi trẻ.
4,Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu
- Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới l00 mm/năm. Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm). Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can. 5.Khí Hậu Gió Mùa+ Đặc điểm:
- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể
- Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều
Lượng mưa cao
Cảnh quan rửng rậm nhiệt đới
Khí hậu lục địa
+ Đặc điểm:
- Mùa đông khô và lanh
- Mùa hạ khô và nóng
Lượng mưa thấp
Cảnh quan bán sa mạc, xa van 6.Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét. 7, Nam Á và Đông Nam Á sản xuất được nhiều gạo là vì:
+ Những nơi này có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ,... thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng từ biển: khí hậu ẩm, ấm áp.
+ Có nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước cho trồng trọt.
+ Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
+ Có nguồn lao động, nhân công dồi dào. Khu vực Tây Nam Á phần lớn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiệt Địa Trung Hải kèm theo có đường chí tuyến Bắc đi ngang qua lãnh thổ => Mưa ít, khô.
- Ngoài ra, địa hình Tây Nam Á phức tạp, nhiều núi cao, sơn nguyên nằm ở rìa lục địa nên tuy nằm sát biển ở nhiều nơi nhưng khí hậu vẫn nóng và khô, mưa ít. 8,- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm. - Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm. - Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.