Đề cương Lịch sử kiểm tra 1 tiết
Câu 1: Nét chính về tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Câu 2: Chứng minh rằng từ năm 1945 trở đi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ và dẫn đến sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
Câu 3: "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á." Em hãy chứng minh nhận định trên.
Câu 4: Hãy nêu thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
Câu 5: Em hãy nêu một số mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cu Ba (ít nhất 4 ví dụ.)
<Mọi người giúp mình với ạ, mình sắp kiểm tra 1 tiết rồi ạ, mình cần gấp lắm ạ! :( >
Câu 3 ;Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
Câu 4
* Cơ hội:
– Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
– Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
– Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
– Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:
– Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
– Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Câu 4:
* Cơ hội:
– Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
– Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
– Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
– Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:
– Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
– Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Câu 1 :
– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu 4
* Cơ hội:
– Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
– Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
– Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
– Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:
– Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
– Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.