ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 7
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? Kể tên một số động vật nguyên sinh.
Câu 2: Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
Câu 3: Hãy nêu cấu tạo và dinh dưỡng và phát triển của trùng sốt rét.
Câu 4: Em hãy nêu cách phòng chóng bệnh sốt rét.
Câu 5: Nêu vai trò của động vật ngành ruột khoang. Cho ví dụ.
Câu 6: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
Câu 7: Nêu đặc điểm chung của động vật ngành ruột khoang.
Câu 8: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.
Câu 9: Trình bày vòng đời của giun đũa (vẽ hình, trình bày)
Câu 10: Nêu cách phòng chóng giun sáng kí sinh
Câu 11: Để đề phòng chất độc khi bắt một số động vật ngành ruột khoang thì phải dùng dụng cụ gì?
Câu 1: đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là:
- Cơ thể là 1 tế bào đám nhận mọi chức năng sống
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng . Sinh sản vô tính và hữu tính
Một số động vật nguyên sinh là: trùng roi; trùng biến hình; trùng giày;.....
Câu 2:
Giống nhau: Đều thực hiện qua màng tế bào
Khác nhau: Trùng kiết lị thì nuốt hồng cầu còn trùng sốt rét thì lấy chất dinh dưỡng từ chất hồng cầu
Câu 3:
Cấu tạo:
- Có chân giả ngắn
- Không có không bào
Dinh Dưỡng:
- Thực hiện qua mạng tế bào
- Nuốt hồng cầu
Phát triển:
- Trong môi trường → kết bào xác → vào ruột người → chui ra khỏi bào xác → bám vào thành ruột
Câu 4:
Cách phòng chống bệnh sốt rét là:
- Vệ sinh môi trường
- Vệ sinh cá nhân
- Diệt muỗi
Câu 5:
Vai trò của ngành ruột khoang :
1/ Lợi ích trong tự nhiên là:
+ Tạo vẻ đẹp cho thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
Lợi ích đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: San hô
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: San hô
+ Làm thực phẩm có giá trị : Sứa
+ Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất
2/ Tác hại
- Một số loài gây độc, ngứa cho người : Sứa
- Tạo đá ngầm → ảnh hưởng giao thông đường thủy
Câu 6: Di chuyễn của sức trong nước là:
- bơi, nhờ tế bào cơ có khả năng co rút dù
Câu 7:đặc điểm chung của động vật ngành ruột khoang là:
- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
- Tự vệ và tấn cống bằng tế bào gai
Câu 8:
Khác nhau: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.
Câu 9: tui vẽ và trình bày sau nha ^^ để tui lm xong hết mấy câu này cái đã r tui vẽ hình và trình bày cho ^^
Câu 10:
- Vệ sinh thực phẩm :
+ Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn) Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
+ Không ăn thịt bò, lợn gạo .
+ Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
- Vệ sinh cá nhân
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
+ Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)
- Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần
Câu 11: Để phòng chống chất độc khi bắt 1 số động vật ngành ruột khoang thì phải dùng:
- Nên dùng găng tay Y tế, hoặc găng tay cao su bình thường cũng đc, nên sử dụng găng tay làm từ cao su, ko nên dùng găng nilon vì rát dễ rách.
Bạn có thể đeo thêm khẩu trang tránh cho một số loài có khả năng phóng độc vào không khí (hiếm thôi, nhưng cũng nên cần vì mùi của chúng cũng chẳng dễ ngửi đâu).
Cần thì có thể đeo thêm kính bảo hộ tránh trường hợp mẫu vật quẫy bắn nứoc hay cái j đó vào mắt →đau mắt.
^^ mk lm cho bn r đó. đánh mỏi cả tay ^^ có vài phần mk cop trên mạng nhưng tại ns giống vs cô mk nên mk cop ây nhé. ^^ chỉ 2 câu thôi ^^ nhưng mk có sửa lại cho giống vs những j mk đã hok á....
Các bạn gửi trả lời tất cả/lần thôi nhé.
Câu 1 :
* Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính và hữu tính
* Một số ĐVNS là : trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị, trùng sốt rét ...
Câu 2 :
Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tế bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.
Câu 3 :
* Cấu tạo của trùng sốt rét :
- Cơ thể không có cơ quan di chuyển
- Không có các không bào
* Dinh dưỡng của trùng sốt rét :
- Thực hiện qua màng tế bào
- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu và phá huỷ hồng cầu
* Vòng đời phát triển của trùng sốt rét :
1: Trùng sốt rét chui vào kí sinh trong hồng cầu
2: Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu
3: Sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới
4: Chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời mới
Câu 4 :
- Cách phòng chống bệnh sốt rét là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy, và tránh muỗi đốt.
Câu 1:
Đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi và được cấu tạo từ một tế bào.
- Cơ thể chỉ có một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính và hữu tính
VD: Trùng roi, trùng giầy...
Câu 4:
Cách phòng bệnh: tiêu diệt muỗi, vệ sinh sạch sẽ môi trường
Câu 5:
Vai trò:
- Làm thức ăn cho người và động vật
- Làm cảnh
- Làm vật chỉ thị địa chất
Câu 7:
Đặc điểm chung:
- Đều đối xứng tỏa tròn
- Đều dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Tự vệ bằng tế bào gai
- Ruột dạng túi
Câu 9:
Câu 11 để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với động vật ngành ruột khoang chúng ta cần sử dụng vợt, kéo nẹp, panh
Vòng đời của giun đũa:
Giun đũa kí sinh trong ruột người, phát triển và sinh sản.Trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải thức ăn sống sẽ bị nhiễm giun đũa. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra → vào máu đi qua gan → tim → phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.