Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Nguyễn

đề bài:viết đoạn văn trình bày luận điểm sau:Học để ngày mai lập nghiệp

Thảo Phương
17 tháng 7 2018 lúc 14:54

Điều quan trọng nhất trong việc học hay làm bất cứ một việc gì chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân. Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống. Mục tiêu là yếu tố đầu tiên quyết định nên sự thành công của bạn. Nếu như ta không xác định được mục tiêu học để làm gì thì mãi mãi việc học đối với bạn như là một cực hình bởi bạn không thể đi đến đích mà không biết cái đích đó ở đâu. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực hơn trong học tập.Khi đã xác định rõ mục tiêu thì bạn cần phải có sự tư tin vào bản thân mình. Nếu như bạn nghĩ rằng sức học của mình kém thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được. Nhưng một khi tin rằng bạn có thể học tốt hơn và muốn chinh phục được nó thì bạn sẽ tìm cách vươn lên, nỗ lực hết mình để có thể chiếm lĩnh được nó.Mục tiêu với niềm tin thôi thì chưa đủ. Khi làm một việc gì cũng cần có đam mê cũng như trong học tập chúng ta cũng có sự đam mê yêu thích các môn học thì khi đó việc học đối với chúng ta sẽ không còn nhàm chán nữa. Những môn trong khối thi của mình thì ta cần phải nắm thật chắc kiến thực, luyện tập thật nhiều. Những môn không thuộc khối thi thì các các bạn cũng đừng nên xem thường hay dành ít thời gian cho nó vì mỗi môn học đều có những đặc thù riêng để hình thành và giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.Để nắm chắc được kiến thực học thì ở trên lớp ta cần phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đây đủ. Chúng ta cần lắng nghe cách chứng minh, phân tích của các thầy cô những vấn đề cốt yếu và trọng tâm của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, ghi nhớ bài học một cách tốt hơn. Cùng nhau học tập theo nhóm trao đổi bài với nhau bởi vì “học thầy không tày học bạn” sẽ giúp ta bổ sung kiến thức cho nhau đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.

Thời Sênh
17 tháng 7 2018 lúc 10:31

Câu hỏi của Giỏi - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Huỳnh Nguyễn Minh Thư
17 tháng 7 2018 lúc 10:42

Trong công cuộc đổi mới của Ðảng, tuổi trẻ Việt Nam đã "hành quân theo bước chân những người anh hùng", "hành quân theo chân Bác", tiếp bước cha anh đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào "thanh niên lập nghiệp", "tuổi trẻ giữ nước" đã động viên hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu, học tập, xây dựng cuộc sống mới.

Các phong trào "Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ" thực hiện "6 điều Bác Hồ dạy", "Ðoàn kết 3 lực lượng", "Ðền ơn đáp nghĩa", "Sản xuất, kinh doanh giỏi", "3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường", "Dạy tốt, học tốt". "Học vì ngày mai lập nghiệp" … là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Ðại hội đại biểu Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (1997) lại một lần nữa khẵng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới "Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ".
Từ nội dung chính này bạn có thể tự viết thành một bài cho riêng mình.
Người thanh niên học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp trước hết phải thể hiện tính tự lập của mình!

Thảo Phương
17 tháng 7 2018 lúc 14:54

Điều quan trọng nhất trong việc học hay làm bất cứ một việc gì chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân. Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống. Mục tiêu là yếu tố đầu tiên quyết định nên sự thành công của bạn. Nếu như ta không xác định được mục tiêu học để làm gì thì mãi mãi việc học đối với bạn như là một cực hình bởi bạn không thể đi đến đích mà không biết cái đích đó ở đâu. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực hơn trong học tập.
Khi đã xác định rõ mục tiêu thì bạn cần phải có sự tư tin vào bản thân mình. Nếu như bạn nghĩ rằng sức học của mình kém thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được. Nhưng một khi tin rằng bạn có thể học tốt hơn và muốn chinh phục được nó thì bạn sẽ tìm cách vươn lên, nỗ lực hết mình để có thể chiếm lĩnh được nó.Mục tiêu với niềm tin thôi thì chưa đủ. Khi làm một việc gì cũng cần có đam mê cũng như trong học tập chúng ta cũng có sự đam mê yêu thích các môn học thì khi đó việc học đối với chúng ta sẽ không còn nhàm chán nữa. Những môn trong khối thi của mình thì ta cần phải nắm thật chắc kiến thực, luyện tập thật nhiều. Những môn không thuộc khối thi thì các các bạn cũng đừng nên xem thường hay dành ít thời gian cho nó vì mỗi môn học đều có những đặc thù riêng để hình thành và giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.Để nắm chắc được kiến thực học thì ở trên lớp ta cần phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đây đủ. Chúng ta cần lắng nghe cách chứng minh, phân tích của các thầy cô những vấn đề cốt yếu và trọng tâm của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, ghi nhớ bài học một cách tốt hơn. Cùng nhau học tập theo nhóm trao đổi bài với nhau bởi vì “học thầy không tày học bạn” sẽ giúp ta bổ sung kiến thức cho nhau đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.

Thiên Chỉ Hạc
18 tháng 7 2018 lúc 9:06

Trong số các vấn đề giáo dục được bàn thảo rộng rãi hiện nay, cách dạy là chuyện được nói đến nhiều nhất. Cách lên lớp, cách giảng bài, cách ra đề, cách chấm thi… khâu nào cũng có chuyện.

Nhiều ý kiến chê trách giáo viên về việc sử dụng các bài văn mẫu, hạn chế sáng tạo của học sinh, về cách giải thích một chiều, cách ra đề khuyến khích lối học tủ, học vẹt. Những chuyên đó đều có thật. Tuy nhiên, ở đây đổ hết lỗi cho giáo viên, cho những người trực tiếp đứng lớp là không thỏa đáng bởi vì cách dạy không chỉ phụ thuộc vào năng lực của thầy giáo mà còn vào nhiều yếu tố khác như cơ sở vật chất, qui mô lớp học, nội dung chương trình, sách giáo khoa, thi cử.

Chỉ nói riêng về chương trình thôi, hiện nay ai cũng thấy chương trình phổ thông đang lưu hành là khá nặng. Nặng theo cả hai mặt: nhiều và khó. Nhiều vì thời gian học trên lớp có hạn mà khối lượng kiến thức muốn đưa vào lại quá lớn, thầy cô giáo không tài nào chuyển tải hết, còn học sinh thì không đủ điều kiện để tiếp thu. Thử lấy một ví dụ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, khi dạy bài “Đêm nay Bác không ngủ”, chương trình đưa ra 4 kết quả cần đạt, trong đó yêu cầu thứ hai là "Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ" và yêu cầu thứ ba là "Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng". Thiết nghĩ đối với một em bé mới học lớp 6 có cần phải biết bản chất của khái niệm ẩn dụ với "4 kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" như sách giáo khoa yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay không? Đó là chưa kể bài thơ này chỉ được giảng trong có 1-2 tiết.

Đối với học sinh phổ thông, nhất là với các lớp học ở cấp dưới, dạy không chỉ để biết mà còn để cảm, để sống. Bản thân muốn biết cũng phải biết từ từ, biết ít một mới có thể tiêu hóa được. Cho nên giảm tải, cắt bớt nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Có thế trẻ em mới đỡ học thêm, có thì giờ để chơi và tham gia nhiều hoạt động khác.

Bên cạnh chuyện cắt bớt nội dung chương trình cũng nên chú ý làm sao để kiến thức phù hợp với tâm sinh lý, trình độ phát triển của học sinh. Nhiều sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi quá khó, học sinh không thể trả lời được. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 dành cho trẻ em mới 9 tuổi chúng ta bắt gặp những câu hỏi như sau:

Em hiểu câu thơ “Nhịp chân nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” như thế nào? (bài học “Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm).

Em hiểu hình ảnh “lượn lờ đờ như trôi trong nắng" như thế nào? (bài "Những cánh bướm bên bờ sông" của Vũ Tú Nam).

Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào? “Bút nghiêng, lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn” (bài "Nghệ nhân Bát Tràng" của Hồ Minh Hà).

Em hãy cho biết: Ngành công nghiệp nhẹ có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì? Ngành công nghiệp nặng có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì?

Trong cuốn Tiếng Việt lớp 5 cũng có những câu hỏi người lớn trả lời cũng khó chứ đừng nói các em bé 10 tuổi: Em thấy tre có những nét nào giống phẩm chất của dân tộc Việt Nam? (bài học “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy)

Bài này thuộc thể loại gì? Trọng tâm miêu tả của tác giả nhằm vào những hoạt động nào? (bài học trích trong "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi).

Nếu dạy khó quá, học sinh không tiếp thu được thì các em sẽ chán học, học không hứng thú. Trong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội, từ đứa trẻ các em sẽ trở thành người lớn. Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội. Căn bệnh này hẳn cũng đang là một thách thức đối với xã hội chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
Giỏi
Xem chi tiết
Ms 37: Phạm Minh Phúc
Xem chi tiết
lê phạm gia hân
Xem chi tiết
Ngoc Diep
Xem chi tiết
han nguyen
Xem chi tiết
Diệp Quang Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ngân Hà
Xem chi tiết
Thư Lê Na
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết