Văn bản ngữ văn 8

am i who

Đề bài: Nêu và phân tích ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ dưới đây:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

(Chiều xuân - Anh Thơ)

Thảo Phương
26 tháng 6 2018 lúc 12:04

Yêu cầu chung

– Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài.
– Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần thấy được hệ thống hình ảnh thơ nổi bật, nắm bắt được tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt trong đoạn trích.

Yêu cầu cụ thể

1. Cảnh xuân được mô tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật: mưa bụi, hoa xoan tím rụng tơi bời, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,…

2. Tình cảm của tác giả: niềm mến yêu cảnh sắc thiên nhiên gần gũi, thân thuộc; thể hiện sự gắn bó tha thiết với quê hương.

3. Chỉ ra các từ láy và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng trong đoạn thơ

– Các từ láy được dùng trong đoạn thơ như: êm êm, im lìm, vu vơ, rập rờn,…
– Nhờ tính gợi tả cao, các từ láy trong đoạn thơ đã thâu tóm được sự sống bình lặng của mỗi sự vật và trạng thái yên bình của cảnh vật, tạo nên bức tranh xuân êm ả, thơmộng của chốn quê.

Trần Diệu Linh
26 tháng 6 2018 lúc 12:16

- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa

-tác dụng:làm cho câu thơ thêm có hồn mượt mà trong nhịp điệu và sinh động,giúp con đò và quán tranh trở nên gần gủi

Đạt Trần
26 tháng 6 2018 lúc 12:23

-BPTT: Nhân hóa: ĐÒ lười, Tranh đứng im lìm

-– Các từ láy được dùng trong đoạn thơ như: êm êm, im lìm, tơi bời,..

-Nhiều từ ngữ giàu giá trị biểu cảm quen thuộc với mùa xuân: mưa bụi, hoa xoan tím rụng tơi bời, ....

=>CHo ta thấy được: sự sống bình lặng của mỗi sự vật và trạng thái yên bình của cảnh vật, tạo nên bức tranh xuân êm ả, thơmộng của chốn quê cũng như Tình cảm của tác giả: niềm mến yêu cảnh sắc thiên nhiên gần gũi, thân thuộc; thể hiện sự gắn bó tha thiết với quê hương.

Thời Sênh
26 tháng 6 2018 lúc 14:56

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá ( in đậm )

Ý nghĩa : làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có sức sống, sự vật trở nên gần gũi, thu hút người đọc

๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
26 tháng 6 2018 lúc 15:26

→ Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

- mưa "đổ bụi"

- đò"lười biếng"

- quán tranh "đứng im lìm"

- hoa xoan rụng "tơi bời"

\(\Rightarrow\) Tạo câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Những sự vật bình thường được nhân hóa trở nên có hồn, tất cả tạo nên một sự hòa quyện ăn khớp giữa các sự vật với nhau tái hiện lại quang cảnh "chiều xuân" rất đẹp, êm ả nhưng cũng rất ngọt ngào và đầy thơ mộng vô cùng

Bé Của Nguyên
26 tháng 6 2018 lúc 15:38

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời .

=> Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , làm cho câu văn thêm sinh động , hấp dẫn . Làm cho đoạn văn trở lên tràn đầy sức sống . Khiến cho người đọc cảm thấy nhận được một khung cảnh êm đềm , nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần ngộ nghĩnh.

Thiên Chỉ Hạc
28 tháng 6 2018 lúc 14:52

- BPNT : Nhân hóa :đò biếng lười , quán tranh đứng im lìm

- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ : êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.

=> Góp phần thể hiện vẻ đẹp của cảnh xuân đẹp đẽ, thơ mộng ở miền quê Bắc Bộ. Đoạn thơ giàu sức tạo hình và biểu cảm, hình ảnh thơ sinh động. Những từ láy đã đưa những hình ảnh thơ mộng vào lòng người một cách rất tự nhiên.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
trannguyenkhanhlinh
Xem chi tiết
Thái Phạm
Xem chi tiết
Minh Hiếu Vũ
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết
Thái Phạm
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
nguyen thi thanh tu
Xem chi tiết
Đặng Thị Tú Linh
Xem chi tiết