Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
Tác giả: Chu Ngọc Thanh
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ nói về vấn đề gì?
Câu 3: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về niềm tin và tình yêu đất nước.
Câu 4: Câu thơ “Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 5: Hãy liệt kê ít nhất 5 biện pháp mà em đã thực hiện để phòng chống bệnh COVID 19 cho bản thân và cho cộng đồng?
Câu 6: Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nêu ý kiến của em về tinh thần đoàn kết, tình yêu thương và lòng nhân ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
HẠT GẠO LÀNH TA Câu 1 đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì ? Câu2 ai là người bộc lộ tình cảm cảm xúc trong bài thơ? Câu 3 hạt gạo làng ta không chứa điều gì? Câu 4 tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau ? " Những năm băng đạn/vàng nơi lúa đồng Bát cơm mùa gặt/ thơm hào giao thông ..."" Câu 5 sự lặp lại Câu thơ hạt gạo làng ta ở câu đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì Câu6 trong bài thơ hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào ? Câu 7 ý nào không đúng Tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện qua đoạn thơ A trân trọng hạt gạo làng ta Quê hương trân trọng công sức bạ Quê hương trân trọng công sức Lao động B Đồng cảm với những bó hàn Đồng cảm với những khó khăn vất vả của người nông dân sớm không để có được hạt nha C Yêu quý quê hương đất nước D quyết tâm thoát khỏi cảnh nghèo khó ở quê hương Câu 8 Nêu nội dung của đoạn thơ hạt gạo làng ta Câu 9 chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh trong hai câu sau Nước như ai nấu Chết cả lá cờ Câu 10 em hãy nêu thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ văn bản Câu 11 Viết Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ba khổ thơ đầu trong bài thơ hạt gạo làng ta Đoạn thơ phần đọc hiểu Help mlik với
cảm nhận của em về hình ảnh những em bé trong đoạn trích trong lòng mẹ của nguyên hồng và cô bé bán diêm của an đéc xen ?suy nghĩ của em về tuổi thơ và mái ấm gia đình
VB 16 Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu.
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
( Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, https://www.uct.edu.vn/)
1. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Phân tích tác dụng của nó.
2. Đoạn thơ bộc lộ những tình cảm nào của tác giả?
3. Qua đoạn thơ, em thấy được điểm tương đồng nào với bài “Quê hương” của chính t/giả Tế Hanh? (nêu thật ngắn gọn)
4. Từ đó, em cảm nhận được điều gì sâu sắc trong hồn thơ Tế Hanh?
Trong “Bài thơ Hắc Hải”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết về đất nước :
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn!
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Cũng viết về đất nước, nhà thơ Tố Hữu lại viết trong bài thơ “ Miền Nam” :
Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi
Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ
Có miền Nam anh dũng tuyệt vời!
a) So sánh hai đoạn thơ trên về các phương diện: giọng điệu, ngôn từ và thể thơ.
b) Hãy chọn một trong hai đoạn thơ trên để viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
Nếu em là người đứng đầu của một nước, em sẽ làm gì để đất nước giữ đc hoà bình, k có chiến tranh (Gạch ý là đc k câng đoạn văn đâu ạ)
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Trái đất rộng lớn giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Ti vi rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ
a. PTBĐ chính là gì ?
b. Các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? Đặt tên cho trường từ vựng tìm đk
c. Các từ láy có trong đoạn
d. Phân tích phép tu từ nổi bật có trong đoạn thơ
HELP ME .... MÌNH CẦN GẤP LẮM Ạ
Bài thơ "Ngắm trăng" nằm trong chủ đề "vọng nguyệt"-một chủ đề phổ biến trong thi ca. Em hiểu gì về chủ đề này và việc"vọng nguyệt" của Bác trong bài thơ có gì đặc biệt?
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
( Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, https://www.uct.edu.vn/)
1. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Phân tích tác dụng của nó.
2. Đoạn thơ bộc lộ những tình cảm nào của tác giả?
3. Qua đoạn thơ, em thấy được điểm tương đồng nào với bài “Quê hương” của chính t/giả Tế Hanh? (nêu thật ngắn gọn)
4. Từ đó, em cảm nhận được điều gì sâu sắc trong hồn thơ Tế Hanh?