Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chuong Nguyen Duy

đề 6

1.cảm nghĩ về bài "tĩnh dạ tứ"

2.cảm nghĩ về mái trường mến yêu

([{ngắn nhất}])

Vũ Minh Tuấn
2 tháng 1 2020 lúc 20:27

Tham khảo:

1.

Có một người được người đời gọi bằng cái tên Trích Tiên Nhân- là người Tiên bị giáng đày xuống trần gian. Sự xuất hiện của ông như một ngôi sao tỏa ra vầng hào quang làm sáng cả bầu trời thơ Đường. Đó chính là Thi Tiên Lí Bạch. Một trong những tác phẩm ghi dấu sự đóng góp và thành công của ông chính là bài thơ “Tĩnh dạ tứ”:

“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.”

Cùng với Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Tiên Lí Bạch được coi là nhà thơ có ảnh hưởng, một trong những ngôi sao chói lói của thơ ca trung đại. Thơ ông mang phong cách lãng mạn, trữ tình, màu sắc siêu trần, thoát tục, qua lớp gió bụi hàng ngàn năm qua vẫn in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Nếu trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng thì trong thơ Lí Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng. Những bài thơ của ông đều được coi là tuyệt tác thi ca xưa, liệt vào hàng thi ca kinh điển, được người đời sau mô phỏng học tập. Một trong những điều đặc biệt là trong thơ Lí Bạch thường có hình ảnh trăng như một nhân vật không thể thiếu. Với chủ đề quen thuộc “vọng nguyệt hoài hương”, bài thơ “Tĩnh dạ tứ” vẫn có được những nét riêng biệt và độc đáo.

Hai câu thơ mở đầu là cảnh đêm trăng trong một đêm không ngủ:

“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương.” (Đầu tường trăng sáng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương.)

Chỉ một từ “sáng” đã gợi ra không gian yên tĩnh tuyệt đối. Đêm đã khuya, ánh trăng lên cao, chiếu vào nơi đầu giường mới khiến tác giả giật mình tỉnh dậy, cứ ngỡ ánh trăng bàng bạc ấy là sương đang la đà trên mặt đất. Từ “nghi” (ngỡ) đã thể hiện cái giật mình đến ngỡ ngàng của thi nhân. Trăng đã lên và sà vào đầu giường từ lúc nào, đã len lỏi khắp không gian với thứ ánh sáng bàng bạc giăng mắc. Nhưng có vẻ thi nhân còn đang ưu tư trong mối quan tâm nào khác mà không nhận ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên. Để rồi, khi ánh sáng nơi đầu giường chiếu đến mới bất giác giật mình chợt tỉnh. Câu thơ có cái thảng thốt, ngỡ ngàng. Chữ “sương”, tự nó đã mang đến hơi lạnh cho đêm trăng hay còn là cái lạnh lẽo của lòng người lan sang cảnh vật? Hai câu thơ đầu tả cảnh hay còn ẩn chứ tình?

Hai câu thơ sau xuất hiện là miếng ghép còn thiếu để tạo nên một bài thơ tuyệt cú:

“Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.” (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương)

“Cử đầu”- ngẩng đầu, tư thế đầy chủ động của nhà thơ cho thấy thi nhân không hề thờ ơ với ánh trăng. Trăng với ông vốn đã là tri kỉ. Ngay từ thuở nhỏ, ông thường lên núi Nga Mi ngắm trăng. Đêm nay, trong khoảng không gian yên tĩnh này, trăng xuất hiện lại có sức lay động mạnh mẽ tận nơi sâu thắm trái tim nhà thơ. Đêm vốn là khoảng thời gian để con người trải lòng, là khi nỗi nhớ thương được bộc lộ và thể hiện da diết nhất. Trong tâm trạng hoài hương của một kẻ li hương, ánh trăng nơi đầu giường đã đánh thức một vùng kí ức về thời ấu thơ, về những hoài niệm. Như thế, cái “cử đầu” không gợi cho ta cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng của người ngắm trăng mà là cái ngẩng đầu chất chứa đầy tâm trạng. Còn “đê đầu”- cúi đầu là cáo cúi đầu trầm lắng của thi nhân, ẩn sau đó là những đợt sóng lòng đang dâng lên cuồn cuộn- nỗi nhớ cố hương. Cái cúi đầu đầy ghìm nén, giấu cảm xúc vào bên trong để con người không yếu đuối, nhỏ bé. Cái hay của Lí Bạch chính là cách gọi “cố hương”. “Cố nhân”, “cố hương”, dẫu đã là quá khứ nhưng dung chứa bao tình cảm, cảm xúc mà mỗi khi gợi về là cả thái độ trân trọng, nhớ thương. Cái đã “cố” mà vẫn hiện diện nơi thực tại này. Hai câu thơ là hai tư thế đối lập, là bên ngoài và bên trong nhưng đều chung một đích đến, một nỗi hoài vọng về quê hương, một nỗi nhớ da diết.

Nếu “Vọng Lư sơn bộc bố” cho ta thấy những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, mới lạ với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của một tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên thì ở đây, bài thơ chẳng có phép phóng đại tạo hình, chẳng có kết hợp gì mới lạ. Những con chữ bình dị, mộc mạc mà lại thành “tuyệt cú”. Bởi ở đó là tình cảm chân thành của một tấm lòng xa quê luôn hướng về cố hương. Không quan trọng con người ta ở đâu, chỉ cần mỗi nơi xa lạ đều có hình bóng quê hương in dấu trong lòng. Đó chính là “ý tại ngôn ngoại”, nhà thơ không nói nhiều mà gợi thật nhiều.

Qua bốn câu thơ, ta hiểu hơn về tình yêu quê hương- nơi sinh ra và gắn bó với mỗi người. Đó không chỉ là của một người, một lãnh thổ mà ở mọi người, mọi nơi trong cuộc sống.

2.

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
kethattinhtrongmua
2 tháng 1 2020 lúc 20:58

1

Có một người được người đời gọi bằng cái tên Trích Tiên Nhân- là người Tiên bị giáng đày xuống trần gian. Sự xuất hiện của ông như một ngôi sao tỏa ra vầng hào quang làm sáng cả bầu trời thơ Đường. Đó chính là Thi Tiên Lí Bạch. Một trong những tác phẩm ghi dấu sự đóng góp và thành công của ông chính là bài thơ “Tĩnh dạ tứ”:

“Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.”

Cùng với Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Tiên Lí Bạch được coi là nhà thơ có ảnh hưởng, một trong những ngôi sao chói lói của thơ ca trung đại. Thơ ông mang phong cách lãng mạn, trữ tình, màu sắc siêu trần, thoát tục, qua lớp gió bụi hàng ngàn năm qua vẫn in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Nếu trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng thì trong thơ Lí Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng. Những bài thơ của ông đều được coi là tuyệt tác thi ca xưa, liệt vào hàng thi ca kinh điển, được người đời sau mô phỏng học tập. Một trong những điều đặc biệt là trong thơ Lí Bạch thường có hình ảnh trăng như một nhân vật không thể thiếu. Với chủ đề quen thuộc “vọng nguyệt hoài hương”, bài thơ “Tĩnh dạ tứ” vẫn có được những nét riêng biệt và độc đáo.

Hai câu thơ mở đầu là cảnh đêm trăng trong một đêm không ngủ:

“Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.”

(Đầu tường trăng sáng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.)

Chỉ một từ “sáng” đã gợi ra không gian yên tĩnh tuyệt đối. Đêm đã khuya, ánh trăng lên cao, chiếu vào nơi đầu giường mới khiến tác giả giật mình tỉnh dậy, cứ ngỡ ánh trăng bàng bạc ấy là sương đang la đà trên mặt đất. Từ “nghi” (ngỡ) đã thể hiện cái giật mình đến ngỡ ngàng của thi nhân. Trăng đã lên và sà vào đầu giường từ lúc nào, đã len lỏi khắp không gian với thứ ánh sáng bàng bạc giăng mắc. Nhưng có vẻ thi nhân còn đang ưu tư trong mối quan tâm nào khác mà không nhận ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên. Để rồi, khi ánh sáng nơi đầu giường chiếu đến mới bất giác giật mình chợt tỉnh. Câu thơ có cái thảng thốt, ngỡ ngàng. Chữ “sương”, tự nó đã mang đến hơi lạnh cho đêm trăng hay còn là cái lạnh lẽo của lòng người lan sang cảnh vật? Hai câu thơ đầu tả cảnh hay còn ẩn chứ tình?

Hai câu thơ sau xuất hiện là miếng ghép còn thiếu để tạo nên một bài thơ tuyệt cú:

“Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.”

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương)

“Cử đầu”- ngẩng đầu, tư thế đầy chủ động của nhà thơ cho thấy thi nhân không hề thờ ơ với ánh trăng. Trăng với ông vốn đã là tri kỉ. Ngay từ thuở nhỏ, ông thường lên núi Nga Mi ngắm trăng. Đêm nay, trong khoảng không gian yên tĩnh này, trăng xuất hiện lại có sức lay động mạnh mẽ tận nơi sâu thắm trái tim nhà thơ. Đêm vốn là khoảng thời gian để con người trải lòng, là khi nỗi nhớ thương được bộc lộ và thể hiện da diết nhất. Trong tâm trạng hoài hương của một kẻ li hương, ánh trăng nơi đầu giường đã đánh thức một vùng kí ức về thời ấu thơ, về những hoài niệm. Như thế, cái “cử đầu” không gợi cho ta cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng của người ngắm trăng mà là cái ngẩng đầu chất chứa đầy tâm trạng. Còn “đê đầu”- cúi đầu là cáo cúi đầu trầm lắng của thi nhân, ẩn sau đó là những đợt sóng lòng đang dâng lên cuồn cuộn- nỗi nhớ cố hương. Cái cúi đầu đầy ghìm nén, giấu cảm xúc vào bên trong để con người không yếu đuối, nhỏ bé. Cái hay của Lí Bạch chính là cách gọi “cố hương”. “Cố nhân”, “cố hương”, dẫu đã là quá khứ nhưng dung chứa bao tình cảm, cảm xúc mà mỗi khi gợi về là cả thái độ trân trọng, nhớ thương. Cái đã “cố” mà vẫn hiện diện nơi thực tại này. Hai câu thơ là hai tư thế đối lập, là bên ngoài và bên trong nhưng đều chung một đích đến, một nỗi hoài vọng về quê hương, một nỗi nhớ da diết.

Nếu “Vọng Lư sơn bộc bố” cho ta thấy những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, mới lạ với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của một tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên thì ở đây, bài thơ chẳng có phép phóng đại tạo hình, chẳng có kết hợp gì mới lạ. Những con chữ bình dị, mộc mạc mà lại thành “tuyệt cú”. Bởi ở đó là tình cảm chân thành của một tấm lòng xa quê luôn hướng về cố hương. Không quan trọng con người ta ở đâu, chỉ cần mỗi nơi xa lạ đều có hình bóng quê hương in dấu trong lòng. Đó chính là “ý tại ngôn ngoại”, nhà thơ không nói nhiều mà gợi thật nhiều.

Qua bốn câu thơ, ta hiểu hơn về tình yêu quê hương- nơi sinh ra và gắn bó với mỗi người. Đó không chỉ là của một người, một lãnh thổ mà ở mọi người, mọi nơi trong cuộc sống.

Chúc bn hk tốt

Khách vãng lai đã xóa
kethattinhtrongmua
2 tháng 1 2020 lúc 20:58

2

Thời thơ ấu, ta được ở bên mẹ, được mẹ yêu thương và che chở. Khi lớn hơn một chút thì mái trường chính là ngôi nhà thứ hai bao bọc chúng ta suốt những năm tháng học trò.

Em hiện là học sinh lớp 7, trường em học ở cách nhà không xa. Em từng nghe mẹ kể, ngôi trường ấy mẹ cũng đã từng học khi xưa và ngôi trường em có từ rất lâu rồi. Dù bây giờ, trường được tu sửa lại rất nhiều nhưng nó vẫn ẩn chứa một sự cổ kính và trang nghiêm. Trường em rất rộng, khi đi từ cổng màu ghi nhạt vào sẽ thấy bác bằng lăng tím đứng đó như người bảo vệ lặng lẽ. Cứ đến mùa hoa nở, bằng lăng rụng tím một góc cổng trường trông rất thơ mộng. Lớp em nằm ngay giữa, đối diện với cổng trường. Tuy mới học ở đây 2 năm thôi nhưng mọi thứ dường như trở nên rất thân thuộc, em đã quen với màu tường vàng , bảng đen, và những cây bàng được trồng quanh sân trường. Dường như tất cả đều lưu giữ bao hoài niệm, kí ức của thế hệ học sinh đã từng học ở nơi đây. Cây bàng luôn trầm ổn, bình lặng như thế, cây cao, tán rộng, thu đến cây khoác màu áo đỏ tía, vài chiếc lá lìa cành chậm rãi đáp xuống như vừa chút đi một dấu ấn thời gian, đánh dấu sự chuyển mùa. Các bạn học sinh trường em ai cũng thích cây bàng, tuy nó không tươi mới như cây xoan, không mộng mơ như bằng lăng tím, không rực rỡ như cây phượng vỹ nhưng cây bàng lại mang màu sắc của thời gian, của tháng năm học trò.

Sau những ngày tháng bỡ ngỡ, em đã quen dần với không gian trường học, ngày ngày đi đến trường trên con đường quen thuộc với hàng phượng vỹ xanh ngát và mấy cây vú sữa ven đường, cùng các bạn khoác tay nhau ríu rít truyện trò là những lúc vui vẻ nhất, tiếng cười vang khắp không gian. Mái trường là nơi em gắn bó, học những điều hay lẽ phải, rèn luyện bản thân. Rồi sau những giờ học mệt mỏi, tiếng trống vang lên là lúc em được vui chơi cùng các bạn, nào là ô ăn quan, nào là nhảy dây, đá cầu,.. Hàng ngày chăm chú nghe thầy cô giảng những bài toán khó, những bài văn hay, từ đó bồi đắp tích lũy tri thức, biến lời cô, lời thầy thành hành trang của chính mình. Nơi đây như mái nhà thứ hai, chất chứa bao cảm xúc buồn vui tuổi học trò, em đã từng cười, từng khóc, từng hân hoan cùng các bạn trong những khoảnh khắc đáng nhớ. Nó giống như một thước phim tuyệt đẹp, tua lại mới cảm nhận được chúng ta đang trưởng thành từ những cảm xúc , những điều giản dị nhất mà không gian trong thước phim chính là mái trường thân yêu. Nơi đây, em quen được nhiều bạn tốt, cùng nhau làm những điều mình thích, cùng nhau vượt qua các kì thi tuy mệt nhoài mà vẫn cảm thấy thật mãn nguyện.

Trường em đẹp nhất có lẽ khi hè sang, những cây bàng xanh ngát, cây phượng vỹ đỏ rực một góc trời như đốm lửa thắp sáng tâm hồn cô học trò nhỏ. Đừng từ khoảng sân trường, nhìn bầu trời trong xanh và đẹp đến lạ kì với những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Đám mây trắng như đi từ hiện tại vào những trang thơ em đã từng được học, vỗ về tâm hồn, khơi gợi trong em bao xúc cảm êm đềm. Và thế là hè đã về, học sinh chuẩn bị được nghỉ hè sau khi kì thi kết thúc, tiếng trống trường vang lên từng hồi như lưu luyến "tùng, tùng, tùng". Em nghe tiếng trống, nghe tiếng ve sầu kêu trên những cành phượng vỹ, vừa buồn vừa vui, buồn vì phải xa các bạn, xa mái trường, vui vì em sắp có một kì nghỉ hè thú vị. Có lẽ đó là cảm xúc mà ai ai cũng đã từng có trong cuộc đời học sinh, trong những năm tháng học trò. Dường như, sau này khi ta lớn lên và trưởng thành, mỗi khi nghe tiếng trống vang lên, tim ta lại đập rộn ràng.

Mái trường thân yêu đi vào trong tâm thức của mỗi người học sinh một cách dịu dàng, dịu dàng đến nỗi làm ta lưu luyến mãi không thôi.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Kim Chi Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Ngô như quỳnh
Xem chi tiết
chuong Nguyen Duy
Xem chi tiết
dinhthao0912
Xem chi tiết
chuong Nguyen Duy
Xem chi tiết
Nhok mai Tỷ Soái
Xem chi tiết
nguyễn phúc hậu
Xem chi tiết
Phạm Thị Huỳnh Như
Xem chi tiết