Tập làm văn lớp 8

Ngọc Trâm

Đề 1:cảm nghĩ về ngày đầu tiên em đến lớp gặp thầy,gặp bạn sau mấy tháng nghỉ hè
Đề 2:Một số bạn em có phần lơ là học tập.Em hãy vết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng,đúng như người xưa nhắc nhở:
Nếu còn trẻ mà ko chịu học thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm đc việc gì có ích!
Đề 3:"Ca dao là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người Việt".Dự vào những bài ca dao đã học,e hãy chứng minh nhận định trên.
Mình đang cần gấp,làm ơn giúp mình nhé!!!

Đạt Trần
26 tháng 7 2017 lúc 17:22

Đề 2:

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, muốn xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh thì cần có một đội ngũ nhân lực thực sự mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển được. Để có được điều đó mỗi học sinh chúng ta ngay từ bây giờ phải có thái độ học tập thật nghiêm túc, chăm chỉ chịu khó học tập để xây dựng cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm sống để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội. Vì vậy việc học tập nghiêm túc rất quan trọng với đời sống trong tương lai của chúng ta. Nhưng gần đây trong lớp một số bạn có phần lơ là học tập.

Như các bạn đã biết vấn đề nghe giảng ở lớp cũng rất cần thiết. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh khi đến lớp chú tâm nghe giảng hay không thì cần gì mà phải nhắc suốt!". Không đâu bạn ơi!. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn chỉ "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh cầu lông, bóng đá, đi ra quán điện tử chơi vào tiếng cho đã... các bạn nữ thì mơ tưởng đến những đồ hàng hiệu, hàng mới.v.v...

Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng vào bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao? Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?

Nếu bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên.. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. Bạn phải hiểu bài trước khi học. Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng. Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng. Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan. Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng. Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý. Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được. Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.

Bạn cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn. Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh....) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa.Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.
Vậy nên nếu chúng ta không chăm chỉ học tập ngay từ bây giờ thì rất có thể sau này dễ bị nghèo nàn, lạc hậu, cá nhân bất tài vô dụng, không biết lý lẽ, phân biệt đúng sai, dễ bị cám dỗ… Học sinh chúng ta hôm nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy nỗ lực phấn đấu trong học tập, quyết tâm học thật giỏi và rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong việc học để sau nay chúng ta sẽ thành công trong công việc sau này, có một cuộc sống ổn định.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
28 tháng 7 2017 lúc 4:39

Đề 1: Bài làm

Cơn mưa vô tình cuốn theo mùa hạ, chiếc lá vô tình rụng xuống giữa vòng tay.

Mùa thu đến.

Khi cơn mưa dông cuối cùng mang theo cái nắng gay gắt, oi nồng của mùa hạ cũng là khi chiếc lá đầu thu rơi xao xác vàng trong gió buồn chớm thu. Không gian man mác buồn chất chứa bao ý niệm về sự trôi chảy của thời gian khiến lòng người bồi hồi, khơi gợi một miền nhớ nào đó khuất lấp trong cõi hồn. Với tôi mùa thu đến luôn gợi nhớ về buổi đầu đi học.

Có lẽ ai trong chúng ta nếu đã từng đi học cũng không thể nào quên cảm xúc ngày đầu đến trường. Còn nhớ tiếng trống tựu trường thời thơ bé với bao hân hoan chào đón các em nhỏ đến trường. Tiếng trống ấy sẽ mãi là dấu ấn theo ta suốt những tháng năm của cuộc đời, âm thanh ấy cứ vang vọng mãi khi mỗi độ thu về cũng là khi năm học mới sắp bắt đầu.

Mùa thu đi qua với bao mùa hoa cúc, vẫn nhớ hoài về buổi học đầu tiên trong đời, nghe hồn mình náo nức những niềm vui khó gọi thành tên. Lần đầu tiên, bàn tay lóng ngóng, vụng về cầm bút để “vẽ” những con chữ. Dòng chữ xô nghiêng, chồng chéo thật buồn cười nhưng là nỗ lực gớm ghê của một cô trò nhỏ mới đi học.

Rồi tôi cũng dầ cứng cáp và trưởng thành hơn ,tôi còn còn run sợ như năm đầu tiên nữa . Nhưng năm nào cũng để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi . Còn nhớ khi tôi bước ra khỏi ngưỡng cửa tiểu học ,tôi vừa vui mừng vừa lo lắng khi hòa nhập vào môi trường mới. Vậy nên khi đến trường lúc đầu tôi có chút e ngại

Hôm đó là ngày đầu tiên tôi đi qua cánh cổng của trường THCS . Mặc dù trường cấp I và cấp II nằm cạnh nhau ,tôi đã nhìn ngôi trường này rất nhiều lần rồi nhưng hôm nay lại có cảm giác rất lạ . Ngôi trường uy nghiêm trong cái nhìn của tôi, nhưng thật thân thiện như ngôi nhà thứ hai khi tôi cảm nhận bằng trái tim. Tôi dường như bị hòa lẫn vào trong sự náo nức, đông vui của không khí ngày đầu tiên đến trường. Mọi người ai cũng ăn mặc đẹp và nghiêm chỉnh, các bạn học sinh mang trên mình chiếc áo trắng tinh khôi với nét mặt rạng rỡ. Thầy cô ân cần, tận tình chỉ bảo học sinh mới về trường, về lớp. Một cảm giác thật ấm áp len lỏi vào trong dòng cảm xúc của tôi. Tất cả đều mới mẻ nhưng thật thân thương,...Ý nghĩ về trường, về thầy cô có chút khang khác, có chút ngỡ ngàng, lạ lẫm. Bạn bè lần đầu tiên gặp mặt, trao nhau sự bối rối ngượng ngùng, thầy cô trao cho học sinh sự ấm áp thân thiện. Và rồi tất cả mọi người sẽ thân thiết với nhau, sẽ là một gia đình. Tôi tin là như vậy. Chính từ ngôi nhà này, là sự khởi đầu của những khó khăn, thử thách mà tôi sẽ phải vượt qua để có được thành công mà tôi luôn mong đợi. Phải rồi, tôi sẽ hiên ngang bước qua mọi khó khăn, tự tin thách thức với mọi thử thách, cố gắng phấn đấu học tập thật tốt.
Ô kìa! Bất chợt có tia nắng chiếu vào khuôn mặt tôi rạng rỡ, tràn ngập trong tim và hòa vào không khí ngày đầu tiên đến trường. Tối về nhà, tôi vẫn còn miên man với dòng cảm xúc của ngày đặc biệt này, đọc xong nhật kí đầu tiên vừa viết, tôi lẩm bẩm giai điệu quen thuộc trong bài “Ngày đầu tiên đến trường” của ca sĩ Mỹ Tâm: “Lòng bỡ ngỡ khi tôi bước vô trường và quanh tôi như trong giấc mơ khoe hương thắm tươi. Mặc áo mới như trăm hoa đua nở. Nào ai ơi ai ơi có biết chăng?...”. Tôi ước sẽ khóa chặt được giây phút thiêng liêng của “Ngày đầu tiên” này lại, bằng chiếc khóa yêu thương, để rồi sẽ mãi là ngày đầu tiên đáng nhớ trong cuộc đời tôi.

Thời gian trôi đi cùng bao toan tính của đời thường nhưng không xóa nhòa được hình ảnh về một mái trường thân yêu có hàng phi lao rợp bóng trong ngày đầu thu xanh, xanh thẳm đến không ngờ ấy. Hôm nay, khi mùa thu lại đến, nhìn các em nhỏ tung tăng đến trường, lòng lại trào dâng những cảm xúc xôn xao của ngày tựu trường.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
28 tháng 7 2017 lúc 4:46

Đề 2 : Bài làm

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ hoài bão cho riêng mình ,ai cũng muốn lớn lên sẽ đc nhưng việc có ích cho bản thân và xã hội . Để đạt đc ước mơ ,chúng ta phải học tập ,rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở. Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ. Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể. Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ. Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn! ~ Chúc bn học tốt!~
Bình luận (0)
Mai Hà Chi
28 tháng 7 2017 lúc 4:51

Câu 3 : Bài làm

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Ngọc Trâm
26 tháng 7 2017 lúc 23:00

giúp mình đề 1 đc ko,please

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Xuân Hoàng Nguyên
Xem chi tiết
Rrr RR
Xem chi tiết
Thanhphong Phamtran
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Sa Rran He
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Phan Quốc Bảo
Xem chi tiết
Phạm My
Xem chi tiết