Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Hoa mai)
+ Hình dạng, cấu tạo của loài hoa ấy bao gồm những bộ phận nào? (hình dạng ra sao? số cánh hoa, màu sắc, hương thơm, thân, cành, lá, hoa,...)
+ Chủng loại thì có nhiều loại hay không?
+ Cách trồng loài hoa ấy như thế nào?
+ Cách chăm sóc ra sao?
+ Ý nghĩa, giá trị tinh thần của loài hoa ấy trong đời sống của chúng ta như thế nào?
+ Cảm nghĩ của em về loài hoa đó?
DÀN Ý CHI TIÉT
I.MỞ BÀI
Giới thiệu: Hoa mai trong đời sống của người miền Nam, đặc biệt là trong những ngày Tết. (có thể dùng cách so sánh: miền Bắc: hoa đào, miền Nam: hoa mai)
II.THÂN BÀI
Nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo
- Xuất phát là một loại cây mọc dại ở trong rừng.
- Cây cao trên 2m, thân gỗ. chia thành nhiều nhánh.
- Lá nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.
2. Phân loại: Mai có nhiều loại:- Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo.
- Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2,3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng.
- Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ.
- Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
- Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc.
Cách chăm sóc mai:- Mai vàng là cây cảnh ưa sáng. Khi trồng nên chọn vị trí có ảnh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng.
- Trồng ở ban công thì thích hợp hơn ở hướng chính đông hoặc chính tây (có từ bốn giờ chiếu sáng trở lên). Cây mai sản xuất lớn thỉ người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.
- Bổ sung đất phân, thay đất, cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ, quả cho mai vàng: Trồng cây mai trong chậu thoát nước tốt: dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, miếng sành, sứ,.. để nước mưa hay nước tưới cho cây mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng vì cây mai cần đủ ấm nhưng không chịu được ngập, úng lâu ngày.
- Bổ sung đất phân trên mặt chậu (tiến hành hàng năm): Lấy 5 -»10 cm đất mặt
Đất chậu bỏ đi, bổ sung vào bằng hỗn hợp đất phân trồng mai theo công thức: 30% phân hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân trấu, rơm rạ, xơ dừa.... Công
Thức này có thể vận dụng theo nguyên liệu của từng địa phương sao cho phù hợp.
- Thay đất cho mai vàng: Xăm quanh chậu, kéo cây mai ra, cất bỏ rễ. bỏ đất phía dưới đáy (10 -20cm) và xung quanh (5 -> 10cm), 2 năm tiến hành một lần.
- Bỏ hỗn hợp đất phân trồng mai vào đáy chậu và xung quanh, làm sao để thấp hơn miệng chậu khoảng 5cm đế tưới nước và bố sung phân bón sau này. Hỗn hợp đất phân trồng mai: 30% phàn hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân hữu, rơm rạ, xơ dừa,...
- Dùng hóa chất kích thích ra rễ và nẩy mầm như Atonik, KTR,..pha nồng
1/1000 tưới đẫm vào chậu mai sau khi đã vào đất phân đầy đủ.
- Tỉa cành, tỉa hoa, nụ và quả cho mai vàng: Tỉa lại cành cho cây mai có tán cân đối, cắt ngắn lại những cành vượt ở tán và cắt bỏ những chồi vượt trong thân. Tỉa hết hoa, nụ và quả.
- Cây mai ưa nước sạch, không chịu được nước nhiễm chua phèn, mặn.
- Cây mai ưa ẩm vì vậy phải được tưới nước hàng ngày trừ những ngày mưa to.
- Nếu ta thấy trời mưa lâm râm, cứ nghĩ cây đủ nước nên không tưới, cây Mai dễ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá mai sẽ bị ngắn dần. Việc này nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm câv mai không giữ được lá đến 12 tháng để đợi chúng ta lặt lá và ra hoa tập trung. Do đó cây mai sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9 -» 12 âm lịch. Vì vậy cây mai sẽ không nở được tập trung, ít hoa.
- Đoán ngày lặt lá cho mai sẽ ra hoa đúng tết Nguyên đán. Đây là một việc làm mang tính đòi hỏi sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng và chơi mai.
- Lặt lá mai phụ thuộc vào thời tiết (lập xuân), loại mai 5,9,12 cánh,.... cây mai khỏe hay yếu, tập tính của từng cây mai được trồng, chăm sóc của riêng từng gia đình, được đặt ở những vị trí của riêng từng nhà,...
- Trước tiết lập xuân trời lạnh, sau tiết lập xuân trời ấm, kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để quyết định ngày lặt lá mai, bản thân cứ mạnh dạn quyết định vài lần để tự rút ra kinh nghiệm. Thông thường: mai 12 cánh (mai tai g ao) lặt lá từ 25/11 đến 5/12 Âm lịch. Mai 5 cánh đến 9 cánh lặt lá từ 5 ->10/12 Âm lịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nụ mai lớn, nhỏ, lá mai già hay xanh để quyết định ngày lặt lá. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mì, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng... thật hết sức thú vị.
Ý nghĩa của hoa mai
- Sau khi đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp), các nhà vườn bứng nguyên gốc mai cho vào chậu đem về các chợ hoa xuân ở thành phố để bán hoặc khách có đi đến tận vườn để mua.
- Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn. Nếu hoa mai nở rộ vào sáng mùng I Tết, gia chủ sẽ rất vui. Nếu trong 3 ngày Tết mà hoa mai chưa nở hoặc đã tàn thì gia chủ cảm nhận khó thấy được niềm vui được trọn vẹn.
III.KẾT BÀI
- Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân.
- về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Nhắc đến mùa xuân thì chúng ta thường nghĩ ngay đến Tết. Tết đến trăm hoa đua nở, loài hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng mang trẽn mình một màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mới. Miền Bẳc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà. Vậy các bạn có biết vì sao cây mai lại được ưa chuộng và trỏ thành một loài cây ngày Tết không? Để các bạn có thể hiểu thêm về cây mai cũng như có thể giải đáp những câu hỏi trên thì tôi xin được thuyết minh về cây mai để bạn được rõ.
Cây mai đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Và người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Với những kĩ thuật trong nông nghiệp như chiết cành, ghép cành... mai đã được chia làm nhiều loại khác nhau. Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thuỷ, mai Tứ Quý,... Nhung ca vào những dịp Tết đến thì người miền Nam vẫn yêu chuộng Hoàng mai nhất.
Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái. Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai công thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh.
Cây mai rất dễ trồng nhưng cũng rất khó đổi với người không chuyên chơi mai. Mai nở vào Tết nên người ta sẽ ngắt sạch lá trước Tết khoảng nửa tháng, thường là vào mười lăm âm lịch. Nếu muốn mai ra hoa đẹp, cây chắc khoẻ thì phải biết cách chăm sóc nó. Mai có thể chết nếu bị úng hoặc quá rợp. Vì vậy khi tưới cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ và để mai ngoài nắng. Nêu chăm sóc kĩ thì chắc clhắn mai sẽ cho ra hoa đẹp, cánh dày. Hiện nay, trên thị trường đã hình thành nhiều chỗ bán mai nhưng nổi tiếng nhât vẫn là làng mai Bình Chánh, Bình Triệu. Tuy đường xa nhưng người thành phố vẫn ồ ạt đi mua. Có những cây mai lên đến cả trăm triệu nhưng cũng có người mua về nhà, vì họ không chỉ yêu thích vẻ đẹp giản dị thanh cao của nó mà còn vì ý nghĩa của cây mai trong ngày Tết.
Quà thât là vậy, cây mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như mâm ngũ quà không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của cây mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người. Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả. Cây mai cũng vây, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó cây mai còn là nguồn khai thácc vô tânlà một đề tài đặc sắc cho các nhà vân, nhà thơ Việt Nam. Cây mai đã đi vào lòng người dân Viêt Nam bằng nét đep giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghîa của nó nên cây mai trong ngày Têt đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hanh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.
Cây mai đã trở thành biểu tượng cho cái Tết miền Nam với vẻ đẹp giản dị và màu vàng rực rỡ của nó. Vì vậy ta phải biết nâng niu và trân trọng cây mai để nó luôn điểm tô mùa xuân cho ngày nay, cho ngày mai và cho muôn đời sau.
1
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc. Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam. Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại: Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu) Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm. Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác. Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm. Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây: - Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng… Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú. Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy). Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu. Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn. Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn. Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bánh dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành2Đôi điều chia sẻ về... Bao ny-lông được sản xuất bởi một số những nước nghèo hơn, và nhiều người phải làm việc trong công nghệ loại này. Tôi thấy trên truyền hình cách đây nhiều năm, rằng những người làm việc trong công nghệ nhựa rất bệnh hoạn vì khói tỏa ra từ thành phố ấy. Cả thành phố bị bao phủ trong mây mù và khói nhìn rất tối tăm. Hơn nữa, họ bị trở ngại về đường hô hấp và trẻ em đã bị ảnh hưởng. Làm việc trong công nghệ nhựa như thế thật khủng khiếp. Ðó là lý do tại sao tôi nói với quý vị là tôi không thích bao ny-lông gì mấy. Nếu phải dùng thì chúng ta dùng, nhưng hãy cố gắng tiết kiệm bất cứ điều gì có thể được, bất cứ gì, thậm chí một tờ giấy trắng. Mọi thứ đều được làm từ một thứ gì đó. Người ta phải cực khổ làm ra, làm việc lương thấp và nhiều giờ để cấp dưỡng gia đình, vì đó là việc làm duy nhất họ có thể kiếm được. Một số người thật sự không có lựa chọn.
Vậy bây giờ quý vị hiểu rằng tôi không thích bao ny-lông. Nó nhắc tôi về quá nhiều đau khổ của những người làm ra nó. Trong một số siêu thị, người ta hỏi quý vị muốn bao giấy hay bao nylông. Tôi đoán có lẽ vì họ có ý thức về môi sinh. Chẳng lạ gì người ta tiên đoán rằng năm 2000 là tận thế! Nhìn vào cách chúng ta hoang phí nguồn tài nguyên của tinh cầu, làm ô nhiễm không khí, và tất cả những điều đó, chúng ta đã có thể có tận thế khỏi nói tới nghiệp chướng hay gì khác. Cũng giống như chiếc xe hay thân thể của quý vị, nếu quý vị dùng quá mức, nó sẽ tiêu tùng, phải không? Hư mất!
Tất cả những điều này là tại vì chúng ta đang phát triển quá trớn, không suy tính lại làm cách nào để quân bình sự phát triển và môi trường. Nhưng tôi nghĩ giờ đây các chính phủ đang bắt đầu lo lắng...