Văn bản ngữ văn 9

Y Sương

ĐỀ 1 Thuyết minh cây lúa VN

ĐỀ 2 Thuyết minh động vật hay vật nuôi ở quê em

ĐỀ 4 Thyết minh về cây Phượng

--> Đừng coppy trên mạng xg nha^ ^ Bạn nào giúp mk mơn n

Thảo Phương
6 tháng 8 2017 lúc 11:22

Đề 1:

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Bình luận (0)
Thảo Phương
6 tháng 8 2017 lúc 12:25

Đề 4

MB
Hàng năm, đến khi những chú ve cất lên những tiếng hát gọi hè reo vang inh ỏi khắp sân trường …. Tôi lại đựơc nghe các cô cậu học trò nhắc đến tôi qua những câu đối rất đáng yêu và vô cùng ngộ nghĩnh :
“Cây gì mọc ở sân trường
Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
Nấp trong cành lá tiếng ve
Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau?”
Có lẽ là vậy … sự xuất hiện chúng tôi có lẽ cũng đã gắn bó với ít nhiều với những kỉ niệm đẹp đẽ của các bạn học sinh. Mùa hạ thường đến với những mùa thi, cùng với những nhánh phượng vĩ đỏ ối chúng tôi lấp ló để báo hiệu ngày chia tay mang đẫm những kỉ niệm vui buồn xen lẫn. Đồng hành với màu đỏ rực của chúng tôi có lẽ chẳng có gì khác ngoài những hàng lưu bút, những dòng nhật kí theo năm tháng và là cả những món quà nho nhỏ lưu niệm dành tặng cho nhau của những cô cậu học trò nhí nhố. Chúng tôi cũng duờng như là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Chúng tôi đặc biệt là thế đấy, luôn gắn liền với tuổi học trò. Và tôi không biết từ bao giờ, mọi người xem chúng tôi là một biểu hiện của mùa hạ, của một thời học trò. Và cũng tự khi nào … loài phượng vĩ chúng tôi còn có một biêt danh khác, một tên gọi khác: “Hoa học trò”?
TB:
Lòai phương vĩ chúng tôi cũng có nhiều tên lắm đấy. Ngòai những cái tên độc đáo, đầy ấn tượng như là xoan Tây, điệp tây, hoa nắng, chúng tôi còn có tên khoa học nữa cơ. Tên khoa học của chúng tôi là Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ, Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Loài chúng tôi đa số sinh sống và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nhưng vẫn có thể kiên cường chống chọi với điều kiện khô hạn và sống được cả những nơi đất mặn. Tôi nghe cha tôi kể lại rằng, tổ tiên của tôi có nguồn gốc từ Madagascar cơ đấy. Tại đó con người ta tìm thấy tổ tiên chúng tôi trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Thế là từ đó, dòng họ của tôi đã đuợc tận hưởng một chuyến du lịch đến khắp mọi nhiệt đới trên thế giới, nhất là Đông Nam á và châu mỹ latinh. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên chúng tôi được so sánh như những đốm lửa ấm nóng chói chang giữa rừng chăng ? Tôi chỉ được biết rằng, mầu đỏ thắm của chính lòai hoa chúng tôi đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico. Tại Việt Nam, chúng tôi được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và dần được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường hoc.

Chúng tôi thuộc vào loại thân mộc, có thể cao lên đén từ 5-12 mét với những tán lá xòe rộng và dày đặt như một chiếc dù khổng lồ. Mỗi cành lá dài khỏang 20-40 cm, dày đặc những chiếc lá kép li ti có màu lục hơi nhạt đặc trưng, nhỏ nhỏ xinh xinh như những chiếc lông chim. Những bông hoa màu đỏ thẫm lượn theo những đường cong mềm mại, mỗi cánh có thể dài tới 8 cm , 5 cánh hoa xòe rộng như những chiếc chong chóng sắp quay. Hoa có 4 cánh có màu đỏ thẫm rực rỡ với cánh thứ năm mọc thẳng, hơi quăn góc, lấm chấm những đốm đỏ đậm, lớn hơn một chút và có phần thô hơn 4 cánh kia. Bên trong những chiếc cánh hoa ấy chính là bầu nhụy và có những cành nhị dài có phấn hoa màu vàng với hương thơm thoang thoảng, thư thái, an lành nhưng đượm đầy sự quyến rũ khiến các loài ong bướm mê mẩn. Đến khi hoa tàn, từ những đài hoa nhỏ nhắn đấy lại mọc ra những trái phượng dẹp, dài đến 60cm và rộng chừng 5cm, khi chin có màu đen thẫm và vỏ cứng bao bọc những hạt phượng màu nâu thẫm bên trong. Chính nhờ có được những phẩm chất ngoại hình trời phú như vậy nên lòai phượng vĩ tôi đây vô cùng tự hào vì còn được ví von như là lòai cây nhiều màu sắc nhất trên thế giời. Những bông hoa đỏ rực rỡ sáng chói trong nắng cùng với nhị vàng hòa lẫn với những màu xanh lục của lá cây làm lòai phưọng chúng tôi lộng lẫy một cách giản dị vô cùng mà không thể nhầm với lòai nào khác cả.

Đối với các cô cậu học trò, loài phượng chúng tôi cũng đặc biệt lắm chứ. Chúng tôi ghi lại dấu mốc quan trọng của mỗi cô cậu học sinh.Khi chúng tôi bắt đàu chớm nở là thời điểm của mùa thi cuối năm, dù các bạn có thành công hay thất bại thì điều đó vẫn đem lại cho các bạn những bài học vô cùng quý giá khiến các bạn trưởng thành hơn.Những bông hoa của tôi còn đựoc các bạn hái để ép thành những con bứơm vào những trang nhật kí, trang sách; nhị của bông hoa các bạn hái để chơi những trò chơi ngộ nghĩnh như “đá gà”; tán lá giúp che nắng, che mưa cho các cô cậu học trè vào những ngày hè oi bức hay những ngày mưa tầm tả; thân cây chúng tôi để các bạn khắc lên những dấu ấn kỉ niệm thân thuơng lưu đọng theo năm tháng; quả của chúng tôi còn đựơc một số bạn nam tinh nghịch hái để chơi đánh kiếm;... Và khi chúng tôi đã nở rộ thì có lẽ cũng đã đến thời điểm các bạn phải xa lìa nhau. Ôi, mới nghĩ đén thôi tôi cũng đã cảm thấy nao long rồi. Năm nào cũng vậy, tuy đã quen nhưng tôi vẫn không thể nào tránh đựoc cảm giác xao xuyến khi thấy các bạn chia tay. Các bạn cùng tặng nhau những món quà lưu niệm nho nhỏ, trao cho nhau những loìư chúc tốt đẹp và những lời chia tay thấm đẫm những nỗi buồn của các cô cậu học sinh, như không muốn xa lìa. Tuy vậy, đén đầu tháng năm, thời kì chúng tôi ra hoa đẹp nhất, tôi lại đuợc chứng kiến các cô cậu học trò gác qua những nỗi buồn và lục đục cho những ngày hè sôi động đang đón chờ khiến tôi cũng phấn khởi theo. Ngoài ra, trong đời sống con ngừỏi sao có thể thiếu tôi đuợc chứ: quả khô dung để làm củi này, gỗ đuợc dùgn trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, vỏ và rễ còn dung để làm thuốc để chữa một số bệnh, … và còn vô vàn những lợi ích khác. Ở Việt Nam, vào những dịp hè về, nếu có dịp ghé qua Hải Phòng, các bạn sẽ thấy một thành phố mang mác đầy những sắc đỏ của hơn 9000 những người anh em tôi được gieo rải khắp thành phố. Hay mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ để mọi người cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng?
KB
Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở. Có lẽ chúng tôi sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Dưới các mái trường thân yêu, không phải ai hết mà chính là chúng tôi cũng đã lần lượt chứng kiến lũ học trò đang dần trưởng thành và rời xa những mái trường. Chúng tôi khắc ghi lại bao nhiêu dấu ấn kỉ niệm buồn vui học trò, từ những ngày tháng vui đùa bên nhau cho đến khi xa lìa, …. Cũng hạnh phúc lắm chứ. Có lẽ vì thế mà biết bao người, từ châu Âu đến châu Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho chúng tôi, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".

Bình luận (0)
Nguoi Ay
8 tháng 8 2017 lúc 9:16

mình kg biết có thời gian rãnh nên minh chỉ có thể làm dàn ý thôi hehehe bạn thông cảm

I. Mở bài - Giới thiệu tổng quát về cây lúa. - Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người. - Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. - Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.

II. Thân bài 1. Khái quát - Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam. - Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới. 2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa. - Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi. - Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm. - Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. - Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. - Lúa được chia thành ba bộ phận: + Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể. + Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn. + Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm. b. Cách trồng lúa: - Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất. + Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ. + Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa. + Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn. - Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa. - Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn. - Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước. - Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. Vai trò của cây lúa.
- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở… - Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới. + Lúa non được dùng để làm cốm. + Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh. + Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh. + Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà. d. Thành tựu - Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia. - Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài. - Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam. - Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hg Ngoc
Xem chi tiết
Thư Soobin
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Lan Ngọc
Xem chi tiết
Linh Hoàng
Xem chi tiết
Bình Võ Cẩm
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Y Sương
Xem chi tiết
Nghiêm Duy Thành
Xem chi tiết
nguyen ngoc son
Xem chi tiết